Thăm ngôi đền lạ kỳ có kiến trúc ngược

Được xây dựng từ thế kỷ 11, Rani Ki Vav hay Queen's Stepwell là một trong những ngôi đền có vẻ đẹp ấn tượng nhất Ấn Độ còn tồn tại tới tận ngày nay.

Đền Rani Ki Vav có cấu trúc ngược 7 tầng
Đền Rani Ki Vav có cấu trúc ngược 7 tầng
 
Các nhà khảo cổ học tin rằng, ngôi đền Rani Ki Vav được xây dựng bởi nữ hoàng Udayamati của vương triều Bhimdev I, từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Do thiết kế đặc biệt, phần lớn ngôi đền đã bị ngập trong phù sa và nước sông Saraswati qua hàng trăm năm.
Tới năm 1980, các nhà khảo cổ học mới khai quật được ngôi đền. Sau một thời gian khôi phục, những nét chạm khắc tinh xảo và kiến trúc đặc biệt của đền Rani Ki Vav hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Sau khi được khai quật và khôi phục, hầu hết kiến trúc và trang trí trong đền vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp tráng lệ vốn có
Đền Rani Ki Vav được thiết kế theo lối kiến trúc ngầm độc đáo. Với chiều dài 64m, rộng 20m và sâu 27m, ngôi đền này có tổng cộng 7 tầng ngầm. Bên trong đền là hơn 500 bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo phản ánh kỹ thuật chạm khắc điêu luyện, đỉnh cao của những người thợ thủ công lúc bấy giờ.

Những bức phù điêu được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo

Những bức chạm khắc thể hiện tôn giáo, văn hóa và phong tục của người dân lúc bấy giờ
Với thiết kế đền ngược, Rani Ki Vav chú trọng làm nổi bật sự thiêng liêng của nước. Ở “đỉnh” của ngôi đền là một giếng nước có đường kính 30m và sâu 10m.

Giếng nước ở "đỉnh" của ngôi đền
Ở tầng cuối cùng trong ngôi đền có một cánh cổng nhỏ mở ra một lối đi bí mật dài hơn 30km dẫn thẳng tới thị trấn Sidhpur. Lối đi này được thiết kế như một lối thoát dành cho vua chúa trong trường hợp thất thủ. Hiện đường hầm bí mật này đang bị vùi lấp bởi bùn đất và đá sỏi.

Đền Queen’s Stepwell thiết kế theo lối kiến trúc ngược, tôn vinh sự thiêng liêng của nước

Đền Rani Ki Vav đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 22/6/2014


Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan

Ghé thăm ngôi làng trên hòn đảo nhân tạo ở Mexico

Vào mùa mưa, gần như toàn bộ đường đi trên đảo ngập chìm trong nước, thuyền bè trở thành phương tiện di chuyển chính của người dân nơi đây. Chính vì vậy mà Mexcaltitán còn được mệnh danh là “Venice của Mexico”.

Những người đàn ông trên đảo thường đi đánh cá, tôm vào buổi tối trên những chiếc thuyền nhỏ và trở về trước lúc bình minh.
Những người đàn ông trên đảo thường đi đánh cá, tôm vào buổi tối trên những chiếc thuyền nhỏ và trở về trước lúc bình minh.
 
Mexcalitán là một hòn đảo nhân tạo nhỏ tại cửa sông phía bắc San Blas thuộc tiểu bang Nayarit ở Mexico, đó cũng là tên của ngôi làng tọa lạc trên đảo này.

Điểm thú vị nhất của ngôi làng trên đảo được tiếp cận từ góc nhìn trên cao.

Trong làng Mexcalitán có một cung đường chính chạy vòng tròn quanh đảo, song song với mép nước, từ đông sang tây và từ nam sang bắc đều có hai trục đường song song, nơi chúng cắt nhau là quảng trường lớn ở chính giữa ngôi làng tạo nên một cấu trúc vô cùng đẹp mắt khi quan sát từ không trung.

Tuy khá nhỏ nhưng trên đảo vẫn có đủ các địa điểm cần thiết như: một nhà thờ lớn
một vài của hàng tạp hóa, một viện bảo tàng và một văn phòng hành chính
đặt ở trung tâm ngôi làng.


Những ngôi nhà nơi đây có kiến trúc khá lạ, chúng được xây thấp
và có điểm nhấn riêng.


Vào mùa mưa, gần như toàn bộ đường đi trên đảo ngập chìm trong nước, thuyền bè
trở thành phương tiện di chuyển chính của người dân nơi đây. Chính vì vậy
mà hòn đảo còn được mệnh danh là “Venice của Mexico”.


Người dân trong làng Mexcaltitán sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt tôm, cá
và nhờ vào dịch vụ du lịch.


Phần lớn tôm, cá bắt được đều được phơi khô ngay trước thềm nhà
ngay cạnh lề đường.


Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com

Những tục lệ mai táng kỳ lạ trên thế giới

Ở Tây Tạng, người chết sẽ được treo lên cây để ngăn chặn linh hồn quay trở về bắt người sống, còn tại Solomon, thi thể không được chôn cất mà để kiến "ăn dần".

  Thi thể của các em bé được treo trên cây để có thể lên thiên đường một cách dễ dàng. Ảnh: Strange.
Thi thể của các em bé được treo trên cây để có thể lên thiên đường một cách dễ dàng. Ảnh: Strange.
 
Dưới đây là một số cách thức mai táng trên thế giới được nhiều du khách đánh giá là rùng rợn, đáng sợ.
Mộc táng
Tại Tây Tạng, người Nyingchi và Kangbei có một tục lệ khác với nhiều nơi khác. Khi những đứa trẻ không may chết sớm, chúng được treo trên cây (mộc táng) thay vì chôn dưới mặt đất. Thi thể các em bé sẽ được rửa sạch và cho vào một chiếc hộp gỗ nhỏ trước khi treo lên cây.
Bé trai được treo trên cao, còn bé gái lại mắc xuống thấp hơn ở phía dưới. Bố mẹ hay người nhà thường treo quan tài các bé lên những cây cao mọc trong rừng hay tại các ngã ba của con sông. Họ tin rằng làm như thế, linh hồn các bé sẽ dễ dàng bay tới thiên đàng và không quay về phá quấy, làm hại những đứa trẻ khác.
Kiến táng
Người dân ở Solomon sinh sống tại vùng biển Nam Thái Bình Dương theo truyền thống không chôn cất người chết. Họ đặt thi thể người đã khuất tại những nơi hoang vắng để kiến ăn hết phần da thịt (kiến táng). Riêng hộp sọ sau đó được thu lượm lại và mang tới một hòn đảo nhỏ được gọi là Nusa Kunda, giống khu vực nghĩa trang.
Hộp sọ mang lên đảo thường đặt theo từng nhóm trong các ngôi mộ chung, được xây dựng đơn sơ bằng gỗ, đá và các tảng san hô tìm thấy trên đảo. Mỗi làng thường có một hoặc hai ngôi mộ như thế để mai táng cho các thành viên.

Một ngôi mộ được chôn theo kiểu kiếng táng. Ảnh: Strange.
Huyền quan
Vùng đất cằn cỗi Cung Hiền của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc có một nghĩa trang được hình thành trên mặt những vách đá dựng đứng với hơn 100 huyền quan lơ lửng trong không trung. Huyền quan (quan tài treo) là tập tục mai táng cổ xưa của người thiểu số, xuất phát từ bộ tộc Bo đã biến mất từ khoảng 500 năm trước.

Những chiếc quan tài cheo leo bên vách núi dựng đứng tại Trung Quốc. Ảnh: Strange.
Thiên táng
Dakhma (Ngọn tháp im lặng) là kiến trúc cổ xưa của đạo Zoroastrian (Bái Hỏa giáo) tại Ba Tư. Một Dakhma thường có dạng hình trụ tròn, khá cao và được sử dụng để phơi xác chết của con người ra ngoài thiên nhiên (thiên táng). Ánh nắng mặt trời giúp xác chết phân hủy nhanh hơn và việc để lộ thiên thế này sẽ thu hút những loài chim chuyên ăn xác đến rỉa.
Những người theo đạo Bái Hỏa giáo tin rằng xác chết là một trong những thứ không trong sạch. Linh hồn một người chết khi vừa rời khỏi cơ thể sẽ có những con quỷ ăn xác lập tức nhập vào và làm ô uế mọi thứ xung quanh bằng tà khí.
Vì vậy, để ngăn ngừa sự lây nhiễm của quỷ, xác chết phải được đặt ở tầng cao nhất của ngọn tháp, tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời và các loài chim ăn thịt. Thông qua cách này, quá trình thối rữa cùng tà khí của quỷ sẽ được thanh tẩy. Người theo Bái Hỏa giáo không thiêu xác chết vì họ cho rằng việc này sẽ làm ô uế ngọn lửa thần.

Một Dakhma thường có dạng hình trụ tròn, khá cao và được sử dụng để phơi xác chết của con người ra ngoài thiên nhiên (thiên táng). Ảnh: News.
theo xaluan.com

10 bảo tàng ẩm thực kỳ lạ nhất thế giới

Các loại rau củ như cà rốt, khoai tây hay mù tạt, thịt dăm bông và cả kim chi - món ăn truyền thống nổi tiếng Hàn Quốc đều có riêng bảo tàng để du khách khám phá.

  Các hoạt động làm dưa chuột muối ở bảo tàng. Ảnh: Wordpress.
Các hoạt động làm dưa chuột muối ở bảo tàng. Ảnh: Wordpress.
 
Nhiều tín đồ ẩm thực hẳn sẽ khó lòng bỏ qua những địa điểm sau.
1. Bảo tàng dưa chuột bao tử, Đức
Nếu bạn muốn tìm hiểu mọi thứ về dưa chuột bao tử, hãy đến vùng Spreewald, cách thủ đô Berlin (Đức) 100 km về phía Đông Nam. Đây là bảo tàng duy nhất ở Đức trưng bày những hiện vật, tái hiện các công đoạn làm dưa chuột muối cũng như sự phát triển của nó trong đời sống dân vùng Spreewald xưa và nay.
2. Bảo tàng cà rốt, Bỉ
Chưa có một bảo tàng nào trên thế giới được xây dựng để tôn vinh lịch sử, các kỹ thuật và nghiên cứu dân gian về một loại rau củ như The World Carrot. Bảo tàng này từng là trạm điện cũ có hình củ cà rốt với chiếc kim chỉ hướng gió trên đỉnh.
Trước khi tham quan, du khách nên đọc lưu ý mà bảo tàng đã đăng trên web: "Đừng mong đợi được xem một buổi triển lãm lớn và thú vị vì không có đội ngũ nhân viên, không có lối vào. Đây chỉ là cửa sổ nhỏ của một nhà máy".
3. Bảo tàng nấm, Pháp
Bảo tàng nấm ở xã Saumur, tỉnh Maine-et-Loire, miền tây nước Pháp, là địa chỉ đáng tin cậy cho người yêu thích, đồng thời muốn biết thêm về các loại nấm (đặc biệt là một số loại có thể sinh trưởng trong hang động). Đây cũng là nơi để bạn tìm hiểu những lưu ý cần thiết khi trồng nấm.
4. Bảo tàng heo, Đức
Bảo tàng heo còn có tên Schweine, thực chất là một lò mổ cũ của thành phố Stuttgart, bang Baden-Württemberg nằm ở phía nam nước Đức. Schweine trưng bày 50.000 hiện vật liên quan đến heo, từ những con thú nhồi bông hay vật trang trí đến tranh ảnh và cả các dụng cụ giết mổ.
Rất nhiều loại đồ chơi và trang trí làm theo hình các chú heo. Ảnh: Timetravelturtle.
5. Bảo tàng mù tạt, Mỹ
Bảo tàng mù tạt nằm bên đại lộ Hubbard, thị trấn Middleton, tiểu bang Wisconsin, miền Tây Trung nước Mỹ, là nơi có bộ sưu tập mù tạt lớn nhất thế giới vì hiện sở hữu 5.600 loại khác nhau. Từ lịch sử thú vị cho tới những lọ mù tạt bày la liệt mọi nơi, địa chỉ này đã trở thành một trong những bảo tàng gia vị nổi tiếng thế giới.
6. Bảo tàng khoai tây, Bỉ
Viện bảo tàng Friet đặt trong Saaihaile, tòa nhà lâu đời nhất ở thành phố Bruges (Bỉ) có từ thế kỷ 15. Tới đây, bạn sẽ được nghe kể về toàn bộ lịch sử loại thực vật này, từ nguồn gốc cho đến miếng khoai tây chiên đầu tiên. Ngoài ra bạn cũng có thể chiêm ngưỡng bộ sưu tập thú vị về các loại máy được sử dụng cho trồng trọt, thu hoạch, lột, phân loại và làm khoai tây chiên.
7. Bảo tàng bánh ngọt, Hungary
Bảo tàng bánh ngọt Marzipan (một loại bánh nhào với bột hạnh nhân rất thơm và ngọt) là nơi trưng bày các tác phẩm của Karoly Szabo và Matyas Szamos - hai nghệ nhân làm bánh nổi tiếng nhất Hungary. Với những người yêu thích đồ ngọt, đây là một thiên đường khi vừa được chiêm ngưỡng những chiếc bánh đẹp mắt, vừa có thể nhâm nhi cà phê và thưởng thức bánh.
Bảo tàng bánh ngọt Marzipan, điểm đến lý tưởng cho những người thích đồ ngọt. Ảnh: Panoramio.
8. Bảo tàng kimchi, Hàn Quốc
Hơn 100.000 du khách đến thăm bảo tàng kim chi ở thủ đô Seoul mỗi năm để tìm hiểu về món ăn được xem là quốc hồn quốc túy của Hàn Quốc.Ngoài trưng bày một lượng lớn sách và các văn bản nghiên cứu về kim chi, bảo tàng còn thường xuyên tổ chức lễ hội.
9. Bảo tàng thịt dăm bông, Mỹ
Bảo tàng SPAM ở thành phố Austin, bang Minnesota, Mỹ là nơi bạn sẽ có cơ hội học hỏi mọi thứ về dăm bông - loại thịt hộp được làm sẵn từ thịt vai heo xắt lát, muối, nước, đường và muối sodium nitrite. Tuy nhiên, SPAM hiện đóng cửa để xây mới, dự kiến hoạt động trở lại vào năm 2016.
10. Bảo tàng xúc xích, Đài Loan
Đây là nơi bạn có thể khám phá tất cả các sản phẩm của Black Bridge, nhãn hiệu xúc xích đầu tiên của Đài Loan. Bảo tàng được xây dựng để giới thiệu lịch sử và môi trường thịt tại địa phương. Nơi đây còn lưu trữ tài liệu giải thích sự khác biệt giữa xúc xích Đài Loan so với các nước khác trên thế giới.

Oymyakon, ngôi làng làm chết người chỉ trong một phút

Dù được xem là nơi lạnh nhất thế giới có người ở, du lịch nơi đây vẫn rất phát triển và dần trở thành nguồn thu chính của người dân trong vùng.

Nhiệt độ kỉ lục ở đây được đo là - 71,2 độ C và mùa đông nhiệt độ trung bình từ - 40 đến -50 độ C. Ảnh: Slavorum.
Nhiệt độ kỉ lục ở đây được đo là - 71,2 độ C và mùa đông nhiệt độ trung bình từ - 40 đến -50 độ C. Ảnh: Slavorum.
 
Oymyakon nằm ​​dọc theo sông Indigirka, là một ngôi làng thuộc huyện Oymyakonsky, cộng hòa Sakha, Nga. Do chỉ cách vòng Cực Bắc 350km nên Oymyakon vô cùng lạnh lẽo, đặc biệt là vào mùa đông. Nhiệt độ kỉ lục ở đây được đo là - 71,2 độ C và mùa đông nhiệt độ trung bình từ - 40 đến -50 độ C. Mùa hè nhiệt độ có tăng đáng kể nhưng thời gian lại quá ngắn.
Nơi này ngoài người Nga sinh sống còn có nhiều dân tộc thiểu số khác. Dù có thể bị chết ngay nếu ra ngoài mà không mặc đủ quần áo và đồ bảo hộ, ngôi làng vẫn là nơi sinh sống của gần 800 người.
Hầu hết các loại xe đều trở nên vô dụng ở khu vực này. Ảnh: Slavorum.
Làng chỉ có một ngôi trường và chỉ khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới - 52 độ C học sinh mới được nghỉ học. Hệ thống ống nước cùng các nhà vệ sinh chỉ mới được lắp đặt tại trường học vào năm 2008. Tất cả các thiết bị công nghệ không thể hoạt động trong mội trường khắc nghiệt của Oymyakon, vì thế không hề có dịch vụ viễn thông, hầu hết các loại xe ô tô, xe tải đều vô dụng tại đây. Mực viết bị đông cứng, các loại pin đều chỉ dùng được trong một thời gian rất ngắn. Trước kia có rất ít ảnh về ngôi làng này vì máy ảnh và phim chụp đều sẽ hỏng ngay nếu đem ra ngoài trời.
Nền đất bị đóng băng quanh năm nên việc đào huyệt cũng là một công việc vô cùng khó khăn và tốn công sức. Do đó trước đây người dân đã chuyển từ địa táng sang cây táng như người Tây Tạng, tuy nhiên điều này đã bị chính quyền yêu cầu từ bỏ.
Nhiệt độ quá thấp ở Oymyakon làm cho không một loại cây rau quả nào có thể sinh trưởng, các loại thực phẩm ít ỏi mà người dân có là cá, thịt tuần lộc, thịt ngựa và sữa. Ảnh: Slavorum.
Dù là nơi lạnh giá, du lịch nơi đây rất phát triển và trở thành nguồn cung quan trọng cho người dân. Không chỉ du khách mới được trải nghiệm việc nhảy vào nước lạnh mà cả già, trẻ, gái, trai của chính ngôi làng này cũng thừa nhận đây là một cách tránh nhiễm bệnh hiệu quả. Họ thường tắm bằng nước lạnh và cho biết thực ra việc đó khá bình thường, tuy nhiên đi ra ngoài trời giá lạnh sẽ làm cơ thể bị sốc nhiệt rất nguy hiểm. Ngoài ra, Oymyakon còn thu hút khách nhờ các địa điểm đi săn tuần lộc, câu cá và tắm suối.
Thông tin thêm:
Vào mùa đông, cách duy nhất để đến Yakutsk là bay từ Moscow, hoặc đi trên con đường "The road of bones" - tuyến đường sắt đến Tommot, cách Yakutsk khoảng 400 km.

Các bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới

Tộc "Người xanh" với da và máu của họ có màu xanh hoặc tím xanh, và những tộc người chỉ biết dùng nước mắt để thể hiện niềm vui, đến tộc người thích uống máu chứ không ăn thịt động vật...

Các bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới
ảnh minh họa
 
Tộc "Người xanh": Họ sống ở Chile, trên vùng núi cao quanh năm bao bọc bởi tuyết, cách mặt nước biển 6500m. Da và máu của họ có màu xanh hoặc tím xanh. Có giả thuyết cho rằng tộc người này thường xuyên sống trong điều kiện không khí loãng, nên hồng cầu của họ dần biến thành màu xanh hoặc tím xanh.
Tộc người lùn nhất thế giới: Tộc người nhỏ bé này cư trú ở phía Tây Bangladesh, ai nấy đều không cao quá 1m.
Tộc người chỉ uống máu không ăn thịt: Ở vùng đất từ phía Bắc Guinea đến phía Nam Mali có tộc người chỉ uống máu động vật, chứ không ăn thịt. Họ không giết động vật, mà chỉ rút một lượng máu nhất định từ mạch của chúng, họ cũng chờ một thời gian cho đến khi những con vật trở lại bình thường mới hút máu lần tiếp theo.
Tộc người nghe tin vui là khóc: Tộc người sinh sống trên một đảo nhỏ ở vùng biển phía Tây nước Anh. Họ biểu hiện sự vui vẻ bằng nước mắt. Nhất là khi nhà ai có đám cưới, họ sẽ cùng nhau khóc tức tưởi, thể hiện niềm vui vô bờ.

Tộc không có cơ mặt cười: Tộc người này sinh sống ở Sri Lanka, không ai có thần kinh cười hay cơ mặt cười, tóm lại là khuôn mặt của họ không hề có công năng cười. Họ được gọi là những người nghiêm trang nhất thế giới.
 
"Tộc lười": Ở một khu rừng nguyên thủy tại Malaysia, có một thôn trang không canh tác cũng không săn bắt. Người trong thôn sống nhờ vào trợ cấp hằng tháng của chính phủ. Nếu không có trợ cấp thì họ sẽ chịu chết đói, chứ không làm việc.
Theo xaluan.com

Trượt nước trên sông băng lớn nhất châu Âu

Vốn là môn thể thao diễn ra ở các dòng sông, suối có địa hình hiểm trở, trượt nước hiện nay lại được những người ưa mạo hiểm thử ngay tại Aletsch - sông băng lớn nhất châu Âu.

Trượt nước được xếp vào loại môn thể thao mạo hiểm nhưng trước nay chỉ diễn ra ở các dòng sông, suối có địa hình gập ghềnh hiểm trở.
Trượt nước được xếp vào loại môn thể thao mạo hiểm nhưng trước nay chỉ diễn ra ở các dòng sông, suối có địa hình gập ghềnh hiểm trở.

Aletsch là sông băng lớn nhất ở dãy Alps, bao phủ một khu vực lớn ở miền nam Thụy Sỹ. 
Nó dốc xuống quanh phía nam núi Jungfrau vào thung lũng sông Rhone.
 Điểm xa nhất về phía đông của Aletsch là hồ băng Märjelensee, 
phía tây là ngọn núi Aletschhorn, nơi sông Rhone chảy dọc theo sườn nam của dãy.
Tuy nhiên 2 vận động viên người Pháp, Claude-Alain Gailland và Gilles Janin đã
 dám thử thách bản thân khi trải nghệm môn này ở sông băng Aletsch.
Sông băng Aletsch có độ dài khoảng 23 km, với diện tích khoảng 117 km2 và
 chứa một lượng băng lớn tới khoảng 26,5 tỷ tấn.
Khi trượt trên sông băng sẽ gặp 2 nguy hiểm chính là: phải đảm bảo không có đường
 nứt lớn ở phía trước và các hồ băng ở bên trên có nguy cơ sụt xuống bất cứ lúc nào.
Mặc dù có những cảnh báo nguy hiểm nhưng khá nhiều người vẫn thích thử thách mình. 
Trượt nước còn nổi lên như một môn thể thao hút khách vào mùa hè vừa qua.
Nhiếp ảnh gia David Carlier là người đã ghi lại màn trượt nước mạo hiểm của 
Claude-Alain Gailland và Gilles Janin.
Hai vận động viên người Pháp đã hoàn tất hành trình trượt nước khá khúc khuỷu dài
gần 12 km từ điểm cao nhất của sông băng Aletsch. Đoạn cuối cùng họ chèo 
thuyền kayak để ra khỏi vùng vịnh.

Ðường tre đẹp nhất Sa Pa

Lên Sa Pa, nếu đến làng du lịch Tả Van, đi trên tuyến đường từ thị trấn Sa Pa - Tả Van, ai cũng phải ngỡ ngàng khi đi qua đoạn đường gần 1 km hàng tre, mai, trúc xanh mướt bốn mùa dọc hai bên đường.

Du khách thích thú đi dạo trên đoạn đường tre xanh ngắt.
Du khách thích thú đi dạo trên đoạn đường tre xanh ngắt.
 
Từ lâu, hình ảnh lũy tre xanh đã gắn liền với làng quê Việt Nam. Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam cần cù, chịu thương, chịu khó, sống trung thực, ngay thẳng, luôn đoàn kết gắn bó, nương tựa lẫn nhau để vươn lên trong cuộc sống và chống lại kẻ thù. Thông thường, những lũy tre xanh thường gặp ở các làng quê vùng đồng bằng cùng với với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, tạo nên vẻ đẹp cổ kính, bình dị. Thật bất ngờ, ở ngay “Thành phố trong sương”, dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ - xứ sở của các loại sa mộc và những loài cây xứ lạnh, chúng ta lại bắt gặp những lũy tre, lũy mai xanh tốt đẹp đến vậy.
Hai hàng tre ở đây được một số hộ dân người Mông thuộc tổ 7, thị trấn Sa Pa trồng cách đây đã nhiều năm. Các bụi tre khi mới trồng còn nhỏ và thưa, nay mỗi bụi có hàng chục đến hàng trăm cây ken dày tạo thành bờ lũy kiên cố chạy suốt hai bên đường. Những ngọn tre vươn lên cao vút, đan vào nhau tạo thành mái cong tự nhiên che cho đoạn đường luôn râm mát bốn mùa. “Con đường tre” đẹp nhất là khi mặt trời mọc và lúc hoàng hôn buông xuống. Khoảnh khắc đó, ánh nắng chiếu nghiêng xuyên qua những thân tre và tán lá xuống mặt đất, tạo nên những vạt ánh sáng đẹp mê hồn. Mỗi khi có cơn gió thổi qua, ngọn tre trên cao xào xạc, ánh nắng cũng lay động theo tán lá; hàng trăm đốm nắng nhảy múa trên mặt đường vô cùng sinh động. Những ngày nắng, nhờ có hàng tre, đoạn đường luôn dịu mát, còn khi mưa nhỏ, đoạn đường khô ráo nên khách qua đường có thể trú mưa.
Hằng ngày, có hàng chục đoàn khách trong và ngoài nước từ thị trấn Sa Pa xuống các xã hạ huyện ngắm cảnh. Đặc biệt, du khách nước ngoài thường đi dạo bộ và tỏ ra rất thích thú khi đi qua đoạn đường tre xanh mát. Du khách đều không bỏ lỡ cơ hội chụp lại những bức ảnh về vẻ đẹp của đoạn đường độc đáo. Thậm chí, nhiều nhiếp ảnh gia đã “phục” ở đây cả ngày, kỳ công chờ đợi nắng lên để ghi lại được những khoảnh khắc đẹp của màu sắc và ánh sáng, con người và thiên nhiên trên đoạn đường tre này. Buổi trưa nhiều nắng gió, đi dạo qua đây, du khách còn được nghe tiếng chim hót trong trẻo, tiếng lá tre xào xạc, thân tre cựa mình chạm nhau phát ra những âm thanh vi vu như một bản nhạc du dương, êm đềm.
Đoạn đường tre giờ đây đã trở thành một điểm đến độc đáo, hấp dẫn du khách yêu thích bộ môn đi bộ và du lịch sinh thái khi tới Sa Pa. Những hộ dân là chủ nhân của hai lũy tre bên đường cũng tự hào về cảnh quan do chính họ tạo ra, nên tích cực bảo vệ hàng tre, không cho ai tới chặt phá, mỗi năm lại trồng thêm một ít, làm cho đoạn đường tre ngày càng dài và xanh tươi thêm.

Theo xaluan.com

Sát Thủ Đầu Mưng Mủ 3