Mùa xuân năm 1944, khi viếng Tây An ( Trường An) ở miền Tây Bắc Trung Hoa, một anh bạn thích khảo cổ nhất định rũ tôi đi thăm ngôi cổ mộ của thân phụ Võ Hậu. Anh đề cập đến những kiệt tác bằng đồng hình ngựa và hình các thú vật khác tại khu vực cổ mộ do chính anh khám phá ra.
Khu vực này cách xa thành phố hàng năm sáu chục cây số và không nằm trên lộ trình thông thường của du khách, nên thực tế không ai biết tới. Sự hăng hái của bạn tôi làm tôi vui lây, và chúng tôi khởi hành bằng xe hơi.
Những cánh đồng phía Tây Bắc Tây An chạy dài xa tắp, lô nhô những lăng tẩm của các vị vua đời trước (kể từ đời nhà Chu) cao hàng mấy chục thước đã đổ nát theo thời gian và người dân địa phương cũng hoàn toàn quên lãng.
Trước mắt chúng tôi chỉ còn những gò đất vàng trơ trụi nằm rải rác đó đây, hoặc quây quần lại trên một vũng đất rộng làm cho khung cảnh càng trở nên thê lương, bát ngát…
Tôi không nhớ rõ con đường đã đưa chúng tôi tới khu vườn của ngôi cổ mộ, nhưng tính ra phải đi mất khoảng hai tiếng đồng hồ.
Khi tới khu mộ đài hình chữ nhật dài khoảng hai trăm thước, rộng khoảng một trăm thước, và trông thấy những tượng thú bằng đồng, tôi thực sự kinh ngạc. Trước kia, Võ Hậu với dụng tâm lập ra một triều đại riêng, đã biến phụ thân bà thành “Hoàng đế” dù ông ta đã chết. Bà được gọi là Võ Hậu vì đã từng làm Hoàng Hậu, và nếu lúc đó bà mãn nguyện với danh vị này thì đã chẳng có gì để nói.
Ở trên thềm, những còn ngựa bằng đồng còn nguyên vẹn và lớn như ngựa thật, dưới ánh nắng trông láng bóng và óng ánh sắc vàng chen lẫn màu xanh của rêu phong. Vì không chuyên môn nên cả tôi lẫn bạn tôi đều không hiểu rõ ý nghĩa của nhưng bức tượng, nhưng vẽ đồ sộ và những nét tinh xảo của những bức tượng ấy đủ cho người ta thán phục. Sự xa hoa lảng phí chính là đặc điểm của kinh đô Trường An thuở trước.
Đây là dịp duy nhất tôi được biết tới vị Nữ Hoàng kỳ lạ đã thống trị Trung Quốc vào hậu bán thế kỷ thứ bảy.
Mười năm trước đây, tôi bắt đầu góp nhặt tài liệu về tiểu sử và các việc làm của người đàn bà phi thường này, nhân vật độc nhất vô nhị trong lịch sử cổ kim. Bản thảo đầu tiên hoàn tất vào năm 1956. Sự vô luân cũng như óc thông minh tột chúng của bà đã làm tôi say mê. Trong suốt mười năm, tôi có dịp nghiền ngẫm và kiểm điểm lại những hành động của bà, những hành động có lúc làm tôi phải rùng mình, có lúc lại làm tôi thích thú. Tôi không thể tìm thấy một người đàn bà thứ hai nào tương tự trong lịch sử Tây Phương.
Khu vực này cách xa thành phố hàng năm sáu chục cây số và không nằm trên lộ trình thông thường của du khách, nên thực tế không ai biết tới. Sự hăng hái của bạn tôi làm tôi vui lây, và chúng tôi khởi hành bằng xe hơi.
Những cánh đồng phía Tây Bắc Tây An chạy dài xa tắp, lô nhô những lăng tẩm của các vị vua đời trước (kể từ đời nhà Chu) cao hàng mấy chục thước đã đổ nát theo thời gian và người dân địa phương cũng hoàn toàn quên lãng.
Trước mắt chúng tôi chỉ còn những gò đất vàng trơ trụi nằm rải rác đó đây, hoặc quây quần lại trên một vũng đất rộng làm cho khung cảnh càng trở nên thê lương, bát ngát…
Tôi không nhớ rõ con đường đã đưa chúng tôi tới khu vườn của ngôi cổ mộ, nhưng tính ra phải đi mất khoảng hai tiếng đồng hồ.
Khi tới khu mộ đài hình chữ nhật dài khoảng hai trăm thước, rộng khoảng một trăm thước, và trông thấy những tượng thú bằng đồng, tôi thực sự kinh ngạc. Trước kia, Võ Hậu với dụng tâm lập ra một triều đại riêng, đã biến phụ thân bà thành “Hoàng đế” dù ông ta đã chết. Bà được gọi là Võ Hậu vì đã từng làm Hoàng Hậu, và nếu lúc đó bà mãn nguyện với danh vị này thì đã chẳng có gì để nói.
Ở trên thềm, những còn ngựa bằng đồng còn nguyên vẹn và lớn như ngựa thật, dưới ánh nắng trông láng bóng và óng ánh sắc vàng chen lẫn màu xanh của rêu phong. Vì không chuyên môn nên cả tôi lẫn bạn tôi đều không hiểu rõ ý nghĩa của nhưng bức tượng, nhưng vẽ đồ sộ và những nét tinh xảo của những bức tượng ấy đủ cho người ta thán phục. Sự xa hoa lảng phí chính là đặc điểm của kinh đô Trường An thuở trước.
Đây là dịp duy nhất tôi được biết tới vị Nữ Hoàng kỳ lạ đã thống trị Trung Quốc vào hậu bán thế kỷ thứ bảy.
Mười năm trước đây, tôi bắt đầu góp nhặt tài liệu về tiểu sử và các việc làm của người đàn bà phi thường này, nhân vật độc nhất vô nhị trong lịch sử cổ kim. Bản thảo đầu tiên hoàn tất vào năm 1956. Sự vô luân cũng như óc thông minh tột chúng của bà đã làm tôi say mê. Trong suốt mười năm, tôi có dịp nghiền ngẫm và kiểm điểm lại những hành động của bà, những hành động có lúc làm tôi phải rùng mình, có lúc lại làm tôi thích thú. Tôi không thể tìm thấy một người đàn bà thứ hai nào tương tự trong lịch sử Tây Phương.
Trước khi vào truyện, tôi mượn lời của một vương tước tên là Lập kể lại câu chuyện theo quan điểm của ông. Ông chính là cháu nội của vua Đường Cao Tôn; nhưng có lẽ không phải cháu ruột của Võ Hậu. Dù sao ông cũng lớn lên giữa triều nội và biết rõ mọi việc trong cung cấm. Ông có một đám thê thiếp đông đảo và có chừng sáu mươi người con. Theo lịch sử, các con ông đều tầm thường.
Vì các giai thoại về Võ Hậu có vẻ thiếu thực tế và khó tin, tưởng cũng nên nhấn mạnh ở đây rằng tất cả các nhân vật cũng như nhưng diễn biến của câu chuyện, kể cả các mẫu đối thoại, đều đi sát với lịch sử đời Đường. Các dữ kiện đều căn cứ vào hai bộ “Đường Thư” chính thức viết về triều đại nhà Đường. Một bộ viết vào thế kỷ thứ X và một bộ viết vào thế kỷ thứ XI.
Bộ thứ nhất có nhiều giá trị về mặt khảo cứu hơn. Trong khi bộ thứ hai là bản tu chỉnh của bộ thứ nhất, văn từ gọn gàng và thanh nhã hơn.
Cả hai bộ đều có một đặc điểm: Phần lớn công trình biên soạn (150 tập trong số 200 tập của bộ củ, và 150 tập trong số 225 tập của bộ mới) đều là sự góp nhặt kỷ lưỡng về thân thế của các nhân vật thời đó với đầy đũ những nét bi thảm, những biến cố bất ngờ và cả những lời đối thoại. Để có thể tạo nên một bức hoạ với đầy đũ chi tiết rõ ràng về nữ nhân vật kỳ lạ của truyện này, thiết tưởng chỉ có thể dựa vào thân thế các nhân vật, các bản phổ hệ của các đời vua, và các đoạn đặc biệt nói về lễ nghi, âm nhạc, phục sức, các bộ lạc ngoại chủng, về địa dư, thiên văn và thuật số.
Dĩ nhiên chúng ta sẽ không để ý tới các giai thoại về mối tình của bà với nhà sư mất trí, hay việc bà hạ chỉ ra lệnh cho loài hoa phải nở về mùa đông, vì các giai thoại này đều có trong các tiểu thuyết phổ thông, không căn cứ vững chắc trên sử liệu. Trái lại, chuyện bà sủng ái hai gã đẹp trai họ Trương, bắt họ dồi phấn thoa son như con gái, rồi cho ở chung trong khuê phòng, là chuyện có ghi trong lịch sử và là nguyên nhân đưa các giấc mộng của bà đến chổ tan vỡ.
Người ta biết kể thế nào về bà nội của mình, nhất là khi bà lại là một người dâm loạn? Trong đám người thuộc Hoàng tộc, kể cả đương kim Hoàng Đế, tức vua Minh Hoàng (Huyền Tôn), có một sự giao ước là tuy chúng tôi được tha hồ nói về các người cháu họ Võ của Võ Hậu, nhưng riêng đối với Võ Hậu thì không ai được nói lời gì bất kính. Chúng tôi ngừng nói ngay mỗi khi có ai vô tình nhắc đến tên bà, vì dù sao bà cũng là bà nội của chúng tôi. Tôi không đủ tư cách để góp phần vào câu chuyện và không kể những người khác. Riêng tôi, tôi vẫn nghi ngờ không biết bà có phải là bà nội tôi thật không. Tôi thường có xu hướng tin rằng cha tôi là con của một bà Công tước (chị của Võ Hậu) chứ không phải con ruột của Võ Hậu. Tôi sẽ giải thích điểm này sau.
Tôi, người đang kể chuyện, là Vương tước đất Tần. Tôi đã quyết định viết nên tập truyện kỳ này để kể về một người đàn bà đã tạo ra lịch sử và suýt chút nữa đã thành công trong việc xoá bỏ hẳn triều đại nhà Đường. Bà nội tôi, nếu quả đúng như vậy, là một người đàn bà quỷ quyệt, tham lam và tàn bạo nhất trần gian. Để thoả lòng khát vọng và đạt tới một cuộc sống huy hoàng, bà đã không dừng bước trước bất cứ việc gì, kể cả việc giết người.
Khi còn nhỏ tôi và vua Minh Hoàng thường run sợ muốn đứng tim mỗi khi nghe thấy tiếng bà ở phòng bên. Thật khó mà mô tả một người đàn bà như vậy: nhân từ và hoà ái khi bà muốn, rồi bất thình lình bà tung ra những vuốt nhọn để vồ, để xé, để nghiền nát con mồi, chỉ vì muốn thoả mãn ác tính, hay vì muốn thưởng thức quyền uy tối thượng của mình.
Có một điều lạ là hầu như bà luôn luôn tỏ ra trầm tỉnh và đường hoàng. Trước mặt quần thần, bà có đầy đủ phong cách của một bá hoàng với vẽ đường bệ chững chạc. Nhưng mỗi khi bà mím môi, nheo mắt lại nhìn một cách khinh khỉnh thì hãy coi chừng.
Bà luôn luôn chiếm phần phải và đừng có ai cãi lại bà. Tôi cảm thấy thương ông nội tôi (vua Cao Tôn) vì người đã chịu đựng nhiều đau khổ khi lấy phải người đàn bà lang độc đó.
Tôi không được quyền hình dung Võ Hậu một cách sơ sài như: khó chịu, nhỏ mọn, hống hách.
Vì nếu chỉ có thế thì bà đã chúng lấy gì làm nguy hiểm.
Vì các giai thoại về Võ Hậu có vẻ thiếu thực tế và khó tin, tưởng cũng nên nhấn mạnh ở đây rằng tất cả các nhân vật cũng như nhưng diễn biến của câu chuyện, kể cả các mẫu đối thoại, đều đi sát với lịch sử đời Đường. Các dữ kiện đều căn cứ vào hai bộ “Đường Thư” chính thức viết về triều đại nhà Đường. Một bộ viết vào thế kỷ thứ X và một bộ viết vào thế kỷ thứ XI.
Bộ thứ nhất có nhiều giá trị về mặt khảo cứu hơn. Trong khi bộ thứ hai là bản tu chỉnh của bộ thứ nhất, văn từ gọn gàng và thanh nhã hơn.
Cả hai bộ đều có một đặc điểm: Phần lớn công trình biên soạn (150 tập trong số 200 tập của bộ củ, và 150 tập trong số 225 tập của bộ mới) đều là sự góp nhặt kỷ lưỡng về thân thế của các nhân vật thời đó với đầy đũ những nét bi thảm, những biến cố bất ngờ và cả những lời đối thoại. Để có thể tạo nên một bức hoạ với đầy đũ chi tiết rõ ràng về nữ nhân vật kỳ lạ của truyện này, thiết tưởng chỉ có thể dựa vào thân thế các nhân vật, các bản phổ hệ của các đời vua, và các đoạn đặc biệt nói về lễ nghi, âm nhạc, phục sức, các bộ lạc ngoại chủng, về địa dư, thiên văn và thuật số.
Dĩ nhiên chúng ta sẽ không để ý tới các giai thoại về mối tình của bà với nhà sư mất trí, hay việc bà hạ chỉ ra lệnh cho loài hoa phải nở về mùa đông, vì các giai thoại này đều có trong các tiểu thuyết phổ thông, không căn cứ vững chắc trên sử liệu. Trái lại, chuyện bà sủng ái hai gã đẹp trai họ Trương, bắt họ dồi phấn thoa son như con gái, rồi cho ở chung trong khuê phòng, là chuyện có ghi trong lịch sử và là nguyên nhân đưa các giấc mộng của bà đến chổ tan vỡ.
Người ta biết kể thế nào về bà nội của mình, nhất là khi bà lại là một người dâm loạn? Trong đám người thuộc Hoàng tộc, kể cả đương kim Hoàng Đế, tức vua Minh Hoàng (Huyền Tôn), có một sự giao ước là tuy chúng tôi được tha hồ nói về các người cháu họ Võ của Võ Hậu, nhưng riêng đối với Võ Hậu thì không ai được nói lời gì bất kính. Chúng tôi ngừng nói ngay mỗi khi có ai vô tình nhắc đến tên bà, vì dù sao bà cũng là bà nội của chúng tôi. Tôi không đủ tư cách để góp phần vào câu chuyện và không kể những người khác. Riêng tôi, tôi vẫn nghi ngờ không biết bà có phải là bà nội tôi thật không. Tôi thường có xu hướng tin rằng cha tôi là con của một bà Công tước (chị của Võ Hậu) chứ không phải con ruột của Võ Hậu. Tôi sẽ giải thích điểm này sau.
Tôi, người đang kể chuyện, là Vương tước đất Tần. Tôi đã quyết định viết nên tập truyện kỳ này để kể về một người đàn bà đã tạo ra lịch sử và suýt chút nữa đã thành công trong việc xoá bỏ hẳn triều đại nhà Đường. Bà nội tôi, nếu quả đúng như vậy, là một người đàn bà quỷ quyệt, tham lam và tàn bạo nhất trần gian. Để thoả lòng khát vọng và đạt tới một cuộc sống huy hoàng, bà đã không dừng bước trước bất cứ việc gì, kể cả việc giết người.
Khi còn nhỏ tôi và vua Minh Hoàng thường run sợ muốn đứng tim mỗi khi nghe thấy tiếng bà ở phòng bên. Thật khó mà mô tả một người đàn bà như vậy: nhân từ và hoà ái khi bà muốn, rồi bất thình lình bà tung ra những vuốt nhọn để vồ, để xé, để nghiền nát con mồi, chỉ vì muốn thoả mãn ác tính, hay vì muốn thưởng thức quyền uy tối thượng của mình.
Có một điều lạ là hầu như bà luôn luôn tỏ ra trầm tỉnh và đường hoàng. Trước mặt quần thần, bà có đầy đủ phong cách của một bá hoàng với vẽ đường bệ chững chạc. Nhưng mỗi khi bà mím môi, nheo mắt lại nhìn một cách khinh khỉnh thì hãy coi chừng.
Bà luôn luôn chiếm phần phải và đừng có ai cãi lại bà. Tôi cảm thấy thương ông nội tôi (vua Cao Tôn) vì người đã chịu đựng nhiều đau khổ khi lấy phải người đàn bà lang độc đó.
Tôi không được quyền hình dung Võ Hậu một cách sơ sài như: khó chịu, nhỏ mọn, hống hách.
Vì nếu chỉ có thế thì bà đã chúng lấy gì làm nguy hiểm.
Sự nghiệp và thành tích của bà thật vĩ đại. Ý muốn trị vì thiên hạ của bà thật phi thường. Những đòn phép chính trị của bà thật tuyệt diệu. Những hành vi dâm đảng đượm màu tôn giáo của bà cũng không thiếu vẽ mỹ quan. Bà thành công trong những tham vọng của bà, đó là vì bà đủ bản lãnh để đối phó dễ dàng với bá quan văn võ.
Chúng ta không tán thành sự tàn ác và các thâm mưu của bà, nhưng chúng ta phải nghiêng mình thán phục tài năng chính trị và sự thông minh tuyệt vời của bà. Vậy thì sự soán ngôi của bà không phải là hèn mạt, vì khi một sư nữ hất cẳng được một bà Hoàng hậu, hoặc khi một người tì thiếp tầm thường của vua cha (đã chết) đi lấy vua con để được lên ngôi Hoàng hậu với sự công nhận của quần chúng thì cũng khó mà liệt vào hạng hèn mạt được.
Bà luôn luôn hành động đúng, không bao giờ lầm lẫn trong việc lựa chọn phương tiện để đạt tới mục đích. Đôi khi bà còn đóng vai trò của một nhà luân lý. Bằng cớ bà đã viết ra cuốn Bổn Phận Trong Nhà Của Người Phụ Nữ và cuốn Cuộc Đời Của Những Người Đàn Bà Gương Mẫu.
Bã luôn luôn phục vụ quốc gia và giúp đở người chồng nhút nhát trong việc trị dân, phát giác những kẻ phản loạn và chận đứng mọi âm mưu nỗi dậy. Bà là tượng trưng của luật pháp của trật tự. Ngay những chuyện dâm ô, trơ trẽn của bà với gã mãi võ dạo, cũng được tô điểm bởi màu sắc tôn giáo.
Là một người đàn bà độc đoán, tàn ác, lại pha thêm chút tính trẻ con, bà đã nghĩ ra một hướng đi mới cho mình để trỡ thành người đàn bà nhiều uy quyền nhất và độc đáo nhất trong lịch sử.
Khôn ngoan và có thiên tài về chính trị, bà sắp đặt đường đi nước bước, định rõ ai sẽ là nạn nhân của mình và bà chờ đợi.
Chúng ta phải nhấn mạnh rằng bà đã nắm được thuộc hạ, trong vòng một năm sau khi lập ra triều đại nhà Chu, bà giết tất cả những người không dùng được. Còn những người có tài bị bà đày đi xa ngày trước đều được bà triệu về lo việc triều chính. Bà đã đủ khả năng giữ yên bờ cõi trong mười lăm năm.
Trong thời kỳ này không còn ai dám mưu đồ phản loạn. Vào cuối triều đại của bà, luật pháp và công lý lại càng mang bộ mặt trang nghiêm, cổ kính. Nhưng khôi hài thay, chính trong giai đoạn mà các triều thần đều thẳng thắn, cương trực này, mầm mống sụp đổ đã phát sinh.
Chúng ta không tán thành sự tàn ác và các thâm mưu của bà, nhưng chúng ta phải nghiêng mình thán phục tài năng chính trị và sự thông minh tuyệt vời của bà. Vậy thì sự soán ngôi của bà không phải là hèn mạt, vì khi một sư nữ hất cẳng được một bà Hoàng hậu, hoặc khi một người tì thiếp tầm thường của vua cha (đã chết) đi lấy vua con để được lên ngôi Hoàng hậu với sự công nhận của quần chúng thì cũng khó mà liệt vào hạng hèn mạt được.
Bà luôn luôn hành động đúng, không bao giờ lầm lẫn trong việc lựa chọn phương tiện để đạt tới mục đích. Đôi khi bà còn đóng vai trò của một nhà luân lý. Bằng cớ bà đã viết ra cuốn Bổn Phận Trong Nhà Của Người Phụ Nữ và cuốn Cuộc Đời Của Những Người Đàn Bà Gương Mẫu.
Bã luôn luôn phục vụ quốc gia và giúp đở người chồng nhút nhát trong việc trị dân, phát giác những kẻ phản loạn và chận đứng mọi âm mưu nỗi dậy. Bà là tượng trưng của luật pháp của trật tự. Ngay những chuyện dâm ô, trơ trẽn của bà với gã mãi võ dạo, cũng được tô điểm bởi màu sắc tôn giáo.
Là một người đàn bà độc đoán, tàn ác, lại pha thêm chút tính trẻ con, bà đã nghĩ ra một hướng đi mới cho mình để trỡ thành người đàn bà nhiều uy quyền nhất và độc đáo nhất trong lịch sử.
Khôn ngoan và có thiên tài về chính trị, bà sắp đặt đường đi nước bước, định rõ ai sẽ là nạn nhân của mình và bà chờ đợi.
Chúng ta phải nhấn mạnh rằng bà đã nắm được thuộc hạ, trong vòng một năm sau khi lập ra triều đại nhà Chu, bà giết tất cả những người không dùng được. Còn những người có tài bị bà đày đi xa ngày trước đều được bà triệu về lo việc triều chính. Bà đã đủ khả năng giữ yên bờ cõi trong mười lăm năm.
Trong thời kỳ này không còn ai dám mưu đồ phản loạn. Vào cuối triều đại của bà, luật pháp và công lý lại càng mang bộ mặt trang nghiêm, cổ kính. Nhưng khôi hài thay, chính trong giai đoạn mà các triều thần đều thẳng thắn, cương trực này, mầm mống sụp đổ đã phát sinh.
Người ta phải viết thế nào về bà nội mình khi bà là một người dâm loạn một kẻ sát nhân? Câu hỏi này được nêu lên khi tôi và một người em họ làm Công Tước dùng cơm với nhau sau một buổi đi săn.
Tôi đã kể cho y nghe là tôi đang bắt đầu viết tập truyện ký này. Cha y và cha tôi đều là Hoàng tử và đều bị giết. Tôi và y may mắn thoát khỏi bàn tay đẩm máu của bã nội tôi. Y là một người tốt, đã giúp đỡ nhiều kẻ khác trong hoàng tộc cùng chung số phận mồ côi như chúng tôi. Một số lớn Vương công hiện thời đã từng chịu ơn y rất nhiều. Chính bản thân y đã trải qua cảnh côi cút, lo sợ, đói khát, không nơi nương tựa. Khi còn nhỏ y đã phải lang thang khắp thâm sơn cùng cốc nơi đảo Hải Nam tận miền biển Trung Hoa.
Y đã nếm cảm giác của một đứa con có cha là một tên tội phạm. Một vết nhơ cho tên tuổi y. Mẹ và chín anh em y bị giết trong cùng một ngày. Y và hai đứa em út đã phải tha phương cầu thực để lánh nạn. Y và tôi thường ngồi bên chung rượu đàm luận về người đã gây ra tất cả những thảm cảnh, ấy là bà nội của chúng tôi. Y thường tự hào về cha y, càng như tôi từng tự hào về cha tôi. Cả hai người cha bất hạnh đều là nho sĩ. Chỉ khác nhau một điều là cha y bị người ta treo cổ, còn cha tôi tự treo cổ vì bắt buộc.
Nhưng dù sao chúng tôi vẫn say mê trong những cuộc đàm luận như vậy, như những thuỷ thủ say mê kể chuyện mình thoát hiểm nơi biển cả.
Y nói với tôi:
– Bằng mọi cách đại huynh phải viết lại câu chuyện này. Viết vì ông nội và cha chúng ta. Võ Hậu là một mụ điếm muốn giết hết họ Lý chúng ta. Như đại huynh đã biết, mụ không hề sinh ra cha tôi. Cha tôi là con của Triệu phi. Cha tôi vẫn thường kể cho tôi nghe về tấn thảm kịch rùng rợn mà Võ Hậu đã gây ra cho thân mẫu người và Vương Hậu. Tôi không nhớ là đã nhìn thấy mặt Võ Hậu lần nào chưa, nhưng đại huynh lớn lên trong cung bên cạnh tiên đế (vua Duệ Tôn) và các con cháu ngài, trong đó có cả đương kim Thánh Hoàng, chắc đại huynh phải biết nhiều chuyện bí ẩn nơi cung cấm.
Tôi đáp:
Tôi đã kể cho y nghe là tôi đang bắt đầu viết tập truyện ký này. Cha y và cha tôi đều là Hoàng tử và đều bị giết. Tôi và y may mắn thoát khỏi bàn tay đẩm máu của bã nội tôi. Y là một người tốt, đã giúp đỡ nhiều kẻ khác trong hoàng tộc cùng chung số phận mồ côi như chúng tôi. Một số lớn Vương công hiện thời đã từng chịu ơn y rất nhiều. Chính bản thân y đã trải qua cảnh côi cút, lo sợ, đói khát, không nơi nương tựa. Khi còn nhỏ y đã phải lang thang khắp thâm sơn cùng cốc nơi đảo Hải Nam tận miền biển Trung Hoa.
Y đã nếm cảm giác của một đứa con có cha là một tên tội phạm. Một vết nhơ cho tên tuổi y. Mẹ và chín anh em y bị giết trong cùng một ngày. Y và hai đứa em út đã phải tha phương cầu thực để lánh nạn. Y và tôi thường ngồi bên chung rượu đàm luận về người đã gây ra tất cả những thảm cảnh, ấy là bà nội của chúng tôi. Y thường tự hào về cha y, càng như tôi từng tự hào về cha tôi. Cả hai người cha bất hạnh đều là nho sĩ. Chỉ khác nhau một điều là cha y bị người ta treo cổ, còn cha tôi tự treo cổ vì bắt buộc.
Nhưng dù sao chúng tôi vẫn say mê trong những cuộc đàm luận như vậy, như những thuỷ thủ say mê kể chuyện mình thoát hiểm nơi biển cả.
Y nói với tôi:
– Bằng mọi cách đại huynh phải viết lại câu chuyện này. Viết vì ông nội và cha chúng ta. Võ Hậu là một mụ điếm muốn giết hết họ Lý chúng ta. Như đại huynh đã biết, mụ không hề sinh ra cha tôi. Cha tôi là con của Triệu phi. Cha tôi vẫn thường kể cho tôi nghe về tấn thảm kịch rùng rợn mà Võ Hậu đã gây ra cho thân mẫu người và Vương Hậu. Tôi không nhớ là đã nhìn thấy mặt Võ Hậu lần nào chưa, nhưng đại huynh lớn lên trong cung bên cạnh tiên đế (vua Duệ Tôn) và các con cháu ngài, trong đó có cả đương kim Thánh Hoàng, chắc đại huynh phải biết nhiều chuyện bí ẩn nơi cung cấm.
Tôi đáp:
No comments:
Post a Comment