– Tâu Lệnh Bà, nếu không nhận tội chắc chúng tôi đã bị tra khảo cho đến chết, còn đâu ngày hôm nay vào ra mắt Lệnh Bà.
– Vậy tại sao các khanh lại viết thư tuyệt mệnh và gửi cho ta?
Nhân Kiệt ngạc nhiên:
– Thư tuyệt mệnh nào, Thần đâu có viết.
Mấy người kia cũng đều phủ nhận.
Võ Hậu bèn đem các bức thư ra đối chiếu với nét bút của từng người. Toàn thư giả mạo.
Đáng lẻ nội vụ đến đây chấm dứt, nhưng Thừa Tự quả quyết bọn Nhân Kiệt đang mưu phản ; hơn nữa họ là những người nguy hiểm, dù họ vô tội cũng nên bãi chức.
Võ Hậu trả lời:
– Đâu có chứng cớ gì buộc tội họ?
Thừa Tự vẫn một mực nài xin.
Võ Hậu bực mình:
– Nói vậy đủ rồi ! Lời ta đã nói ra là không sửa đổi.
Bọn Nhân Kiệt bị đổi đi làm quan.
Tuy không đồng ý với Võ Hậu. Thừa Tự cũng hài lòng với kết quả này.
Họ Lại cũng không đến nỗi bị mất chức nhờ sự che chở của Thừa Tự.
Việc thoát chết của Nhân Kiệt không những may mắn cho chính ông mà còn đánh dấu sự cáo chung của chế độ bắt bớ chém giết các Đại thần.
Khoảng tháng sáu, tháng bảy năm đó, một số minh quan – như Nghiêm Sơn Tự, Chu Thanh Sắc, Tu Tiễn và Châu Cửu – gửi thư về triều xin vãn hồi thủ tục tố tụng, kiểm điểm hành vi các Pháp quan và cách chức những kẻ có thành tích bất hảo, hạn chế tội tử hình như quy định trong bộ luật dưới thời Thái Tôn. Những biện pháp này nhằm mục đích thiết lập một chính thể nhân đạo hơn để lấy lòng dân.
Nhân vật kiêu hùng thứ hai sau Địch Nhân Kiệt là Nguỵ Viễn Chung. Ông chính là người cứng đầu nhứt trong đám người bị bắt cùng họ Địch và vừa thoát chết nhờ mẹo của họ Địch. Ông là người cương nghị, hăng hái, trung thực và được lòng tất cả mọi người. Ông từng lên voi xuống chó nhiều phen và đã bốn lần suýt chết hoặc bị đem đi đày. Dường như có một bà tiên luôn luôn che chở cho ông.
Người ta kể rắng có một lần Viễn Chung và một số Đại thần khác bị ghép vào tội tử hình. Khi ông bị mang lên đoạn đầu đài và lưỡi dao sắp sửa rơi xuống thì thình lình có tin quan Khâm Sai của Võ Hậu sắp tới, mang theo lệnh ân xá. Đao phủ thủ tạm dừng tay chờ xem hư thục. Trong khi chờ đợi, mấy tội nhân kia hết sức khích động, riêng Viễn Chung vẫn tỉnh bơ. Một lát sau, viên Khâm sai tới nơi. Các tội nhơn đều được mở trói và đứng dậy, riêng Viễn Chung vẫn quỳ trên bục và nói:
– Hãy đọc chiếu chỉ cho tôi nghe xem có phải lệnh ân xá thật không?
Viên Khâm sai đọc chiếu chỉ. Lúc đó Viễn Chung mới từ từ đứng dậy vươn vai và hít một hơi dài, vẻ mặt vẫn chẳng có gì thay đổi.
Một lần khác ông bị tên mù chữ họ Hầu đem ra xử – Hầu là tên bán bánh bao được Võ Hậu cho làm Pháp quan như đã kể ở một đoạn trước- Ông bị mang gông và bị họ Hầu kéo xềnh xệch dưới đất. Tự nhiên ông bật cười vì tình trạng khôi hài lúc đó: Tên mù chữ xét xử, hành hạ một Đại học giả !
Thấy ông há miệng, họ Hầu tưởng ông thú tội, bèn hỏi:
– Ngươi muốn khai?
Viễn Chung hóm hỉnh trả lời:
– Ta có cảm tưởng như đang được một con lừa kéo đi chơi.
Họ Hầu gầm lên vì tức giận. Gã văng tục văng bàn đủ thứ.
Viễn Chung vẫn thản nhiên:
– Ngôn ngữ của bạn nghe có vẻ hơi nhà quê.
– Ngươi nói sao?
– Ta bảo trong giọng bạn nghe nhà quê quá. Hơn nửa bạn lại dùng những chữ thiếu văn vẻ. Đó là vì bạn không đọc sách. Bạn đang làm quan toà, cần phải dùng thứ ngôn ngữ cao quý thì mọi người mới kính nể. Bạn muốn học không? Ta sẽ giúp bạn thành công trong ít ngày. Chắc bạn không biết rằng được nói chuyện với Nguỵ Viễn Chung là một điều rất may mắn.
Tên mù chữ rất xúc động. Như các người nhà quê khác, xưa nay gã rất kính trọng các nhà trí thức và gã biết người trước mặt gã là một học giả lão thành.
Sau một phút suy nghĩ, gã mở trói cho Viễn Chung và mời ông ngồi.
Viễn Chung bắt đầu sửa giọng cho gã. Ít lâu sau ông được tha.
– Vậy tại sao các khanh lại viết thư tuyệt mệnh và gửi cho ta?
Nhân Kiệt ngạc nhiên:
– Thư tuyệt mệnh nào, Thần đâu có viết.
Mấy người kia cũng đều phủ nhận.
Võ Hậu bèn đem các bức thư ra đối chiếu với nét bút của từng người. Toàn thư giả mạo.
Đáng lẻ nội vụ đến đây chấm dứt, nhưng Thừa Tự quả quyết bọn Nhân Kiệt đang mưu phản ; hơn nữa họ là những người nguy hiểm, dù họ vô tội cũng nên bãi chức.
Võ Hậu trả lời:
– Đâu có chứng cớ gì buộc tội họ?
Thừa Tự vẫn một mực nài xin.
Võ Hậu bực mình:
– Nói vậy đủ rồi ! Lời ta đã nói ra là không sửa đổi.
Bọn Nhân Kiệt bị đổi đi làm quan.
Tuy không đồng ý với Võ Hậu. Thừa Tự cũng hài lòng với kết quả này.
Họ Lại cũng không đến nỗi bị mất chức nhờ sự che chở của Thừa Tự.
Việc thoát chết của Nhân Kiệt không những may mắn cho chính ông mà còn đánh dấu sự cáo chung của chế độ bắt bớ chém giết các Đại thần.
Khoảng tháng sáu, tháng bảy năm đó, một số minh quan – như Nghiêm Sơn Tự, Chu Thanh Sắc, Tu Tiễn và Châu Cửu – gửi thư về triều xin vãn hồi thủ tục tố tụng, kiểm điểm hành vi các Pháp quan và cách chức những kẻ có thành tích bất hảo, hạn chế tội tử hình như quy định trong bộ luật dưới thời Thái Tôn. Những biện pháp này nhằm mục đích thiết lập một chính thể nhân đạo hơn để lấy lòng dân.
Nhân vật kiêu hùng thứ hai sau Địch Nhân Kiệt là Nguỵ Viễn Chung. Ông chính là người cứng đầu nhứt trong đám người bị bắt cùng họ Địch và vừa thoát chết nhờ mẹo của họ Địch. Ông là người cương nghị, hăng hái, trung thực và được lòng tất cả mọi người. Ông từng lên voi xuống chó nhiều phen và đã bốn lần suýt chết hoặc bị đem đi đày. Dường như có một bà tiên luôn luôn che chở cho ông.
Người ta kể rắng có một lần Viễn Chung và một số Đại thần khác bị ghép vào tội tử hình. Khi ông bị mang lên đoạn đầu đài và lưỡi dao sắp sửa rơi xuống thì thình lình có tin quan Khâm Sai của Võ Hậu sắp tới, mang theo lệnh ân xá. Đao phủ thủ tạm dừng tay chờ xem hư thục. Trong khi chờ đợi, mấy tội nhân kia hết sức khích động, riêng Viễn Chung vẫn tỉnh bơ. Một lát sau, viên Khâm sai tới nơi. Các tội nhơn đều được mở trói và đứng dậy, riêng Viễn Chung vẫn quỳ trên bục và nói:
– Hãy đọc chiếu chỉ cho tôi nghe xem có phải lệnh ân xá thật không?
Viên Khâm sai đọc chiếu chỉ. Lúc đó Viễn Chung mới từ từ đứng dậy vươn vai và hít một hơi dài, vẻ mặt vẫn chẳng có gì thay đổi.
Một lần khác ông bị tên mù chữ họ Hầu đem ra xử – Hầu là tên bán bánh bao được Võ Hậu cho làm Pháp quan như đã kể ở một đoạn trước- Ông bị mang gông và bị họ Hầu kéo xềnh xệch dưới đất. Tự nhiên ông bật cười vì tình trạng khôi hài lúc đó: Tên mù chữ xét xử, hành hạ một Đại học giả !
Thấy ông há miệng, họ Hầu tưởng ông thú tội, bèn hỏi:
– Ngươi muốn khai?
Viễn Chung hóm hỉnh trả lời:
– Ta có cảm tưởng như đang được một con lừa kéo đi chơi.
Họ Hầu gầm lên vì tức giận. Gã văng tục văng bàn đủ thứ.
Viễn Chung vẫn thản nhiên:
– Ngôn ngữ của bạn nghe có vẻ hơi nhà quê.
– Ngươi nói sao?
– Ta bảo trong giọng bạn nghe nhà quê quá. Hơn nửa bạn lại dùng những chữ thiếu văn vẻ. Đó là vì bạn không đọc sách. Bạn đang làm quan toà, cần phải dùng thứ ngôn ngữ cao quý thì mọi người mới kính nể. Bạn muốn học không? Ta sẽ giúp bạn thành công trong ít ngày. Chắc bạn không biết rằng được nói chuyện với Nguỵ Viễn Chung là một điều rất may mắn.
Tên mù chữ rất xúc động. Như các người nhà quê khác, xưa nay gã rất kính trọng các nhà trí thức và gã biết người trước mặt gã là một học giả lão thành.
Sau một phút suy nghĩ, gã mở trói cho Viễn Chung và mời ông ngồi.
Viễn Chung bắt đầu sửa giọng cho gã. Ít lâu sau ông được tha.
Hồi 19
Khổng giáo hay hơn hết
Với sự tiếp tay của họ Lại, Thừa Tự đã mang Địch Nhân Kiệt ra xử với rắp tâm tiêu diệt bằng hết những phần tử chống đối hắn. Nhân Kiệt đã phạm vào mưu của hắn và làm lộ bộ mặt của họ Lại, nhưng hắn vẫn không nản chí.
Thừa Tự cảm thấy mình bị bỏ rơi. Dì của hắn đã lên ngôi Hoàng đế. Còn hắn?
Hắn đã giúp đỡ Võ Hậu không phải ít và triều đại này là của họ Võ. Tại sao hắn không được làm người kế vị?
Thực ra, Võ Hậu rất ưu đãi mấy người cháu của bà. Tất cả đều được giao phó những chức vị quan trọng tại kinh đô và một số có chân trong Hội đồng Tối cao tại Chính Sự đường. Quyền thế của họ nhiều khi vượt qua chức vụ mà họ nắm giữ.
Trong vòng vài năm vừa qua, Võ Hậu lơ là trong việc chọn người nối nghiệp chính thức, khiến một số người như ngồi trên đống lửa. Thừa Tự dùng đủ trăm phương ngàn kế để được bà chọn. Biết mình không xứng đáng, hắn tận tay giết những kẻ không cùng đường với hắn, vì họ có thể xúi giục Võ Hậu lập người khác. Cho đến bây giờ, Đán vẫn còn là Thái tử và là cái gai cần phải nhổ đi. Hắn kéo hung thần họ Lại về làm việc với hắn. Họ Lại cũng là một người có tham vọng. Gã tin tưởng rằng một khi Thừa Tự lên ngôi báu, gã sẽ là người đứng đầu bá quan. Võ Hậu đâu có sống được mãi.
Theo dự tính của Thừa Tự và họ Lại, hắn sẽ làm giảm uy tín Đán trước rồi mới hạ chàng sau.
Năm 693, chúng xử tử hai vị quan nhỏ vì hai ông này vào gặp riêng Đán tại hậu cung. Nói chuyện riêng với Đán tức là mưu cướp lại ngôi. Thừa Tự cố ý làm to chuyện để hạ uy tín Đán bằng cách phân thây hai vị quan ấy.
Ít lâu sau, Thừa Tự xúi Tâm Nhi -tì nữ thân tín của Võ Hậu – nói xấu Đào Phi và Lưu Phi – vợ của Đán.
Tâm Nhi kể với Võ Hậu rằng nó đã nghe hai nàng than phiền và cầu trời cho Võ Hậu chết sớm.
Ngày hôm sau Võ Hậu bảo hai nàng theo bà đi du ngoạn.
Đến chiều chỉ có mình Võ Hậu trở về. Chắc hẳn hai nàng con bận ngoạn cảnh nơi chín suối.
Đán linh cảm thấy Thừa Tự đang đâm sau lưng chàng.
Với sự tiếp tay của họ Lại, Thừa Tự đã mang Địch Nhân Kiệt ra xử với rắp tâm tiêu diệt bằng hết những phần tử chống đối hắn. Nhân Kiệt đã phạm vào mưu của hắn và làm lộ bộ mặt của họ Lại, nhưng hắn vẫn không nản chí.
Thừa Tự cảm thấy mình bị bỏ rơi. Dì của hắn đã lên ngôi Hoàng đế. Còn hắn?
Hắn đã giúp đỡ Võ Hậu không phải ít và triều đại này là của họ Võ. Tại sao hắn không được làm người kế vị?
Thực ra, Võ Hậu rất ưu đãi mấy người cháu của bà. Tất cả đều được giao phó những chức vị quan trọng tại kinh đô và một số có chân trong Hội đồng Tối cao tại Chính Sự đường. Quyền thế của họ nhiều khi vượt qua chức vụ mà họ nắm giữ.
Trong vòng vài năm vừa qua, Võ Hậu lơ là trong việc chọn người nối nghiệp chính thức, khiến một số người như ngồi trên đống lửa. Thừa Tự dùng đủ trăm phương ngàn kế để được bà chọn. Biết mình không xứng đáng, hắn tận tay giết những kẻ không cùng đường với hắn, vì họ có thể xúi giục Võ Hậu lập người khác. Cho đến bây giờ, Đán vẫn còn là Thái tử và là cái gai cần phải nhổ đi. Hắn kéo hung thần họ Lại về làm việc với hắn. Họ Lại cũng là một người có tham vọng. Gã tin tưởng rằng một khi Thừa Tự lên ngôi báu, gã sẽ là người đứng đầu bá quan. Võ Hậu đâu có sống được mãi.
Theo dự tính của Thừa Tự và họ Lại, hắn sẽ làm giảm uy tín Đán trước rồi mới hạ chàng sau.
Năm 693, chúng xử tử hai vị quan nhỏ vì hai ông này vào gặp riêng Đán tại hậu cung. Nói chuyện riêng với Đán tức là mưu cướp lại ngôi. Thừa Tự cố ý làm to chuyện để hạ uy tín Đán bằng cách phân thây hai vị quan ấy.
Ít lâu sau, Thừa Tự xúi Tâm Nhi -tì nữ thân tín của Võ Hậu – nói xấu Đào Phi và Lưu Phi – vợ của Đán.
Tâm Nhi kể với Võ Hậu rằng nó đã nghe hai nàng than phiền và cầu trời cho Võ Hậu chết sớm.
Ngày hôm sau Võ Hậu bảo hai nàng theo bà đi du ngoạn.
Đến chiều chỉ có mình Võ Hậu trở về. Chắc hẳn hai nàng con bận ngoạn cảnh nơi chín suối.
Đán linh cảm thấy Thừa Tự đang đâm sau lưng chàng.
Tối hôm đó, Đán được mời tới dùng cơm với Võ Hậu. Trong khi ăn, Võ Hậu luôn luôn để mắt dò xét chàng. Có lẽ bà chờ xem chàng có cử chỉ hay lời nói nào tỏ ý chống đối như Thái tử Hoằng trước kia không?
Biết thân phận, Đán tỏ ra rất ngoan ngoãn dễ bảo. Chàng cắm cúi ăn chẳng nói gì.
Mọi việc êm ả như không có gì xảy ra.
Hai nàng cung phi chết mất xác mà cũng chẳng có ai truy cứu hoặc tổ chức đám táng. Một trong hai nàng -Đào Phi- chính là thân mẫu của vua Minh Hoàng sau nầy. Lúc đó Minh Hoàng mới tám chín tuổi. Khi lên ngôi, Minh Hoàng muốn chôn cất mẹ theo đúng lễ nghi cùng với thi hài của Đán, nhưng cũng không biết xác bà lưu lạc phương nào. Ông đành phải chôn một bộ quần áo của bà để thay thế như đã nói ở đoạn đầu-
Biết thân phận, Đán tỏ ra rất ngoan ngoãn dễ bảo. Chàng cắm cúi ăn chẳng nói gì.
Mọi việc êm ả như không có gì xảy ra.
Hai nàng cung phi chết mất xác mà cũng chẳng có ai truy cứu hoặc tổ chức đám táng. Một trong hai nàng -Đào Phi- chính là thân mẫu của vua Minh Hoàng sau nầy. Lúc đó Minh Hoàng mới tám chín tuổi. Khi lên ngôi, Minh Hoàng muốn chôn cất mẹ theo đúng lễ nghi cùng với thi hài của Đán, nhưng cũng không biết xác bà lưu lạc phương nào. Ông đành phải chôn một bộ quần áo của bà để thay thế như đã nói ở đoạn đầu-
Giờ đây Thừa Tự và họ Lại ra mặt tấn công Đán. Chúng lẻn vào hậu cung bắt hết các thị nữ và hoạn quan hầu cận của Đán, rồi mang họ tới một ngôi điện cách chỗ ở của Võ Hậu chưa đầy một trăm thước và bắt đầu tra tấn. Chúng bắt họ phải khai những mưu toan cướp ngôi của Đán. Sau những màn khảo đả và đổ dấm vào mũi. Các thị nữ và hoạn quan đều mất vía, sẳn sàng nghe theo mọi xắp đặt của họ Lại.
May thay lúc đó có một người đàn ông tên là An Tàng Kim bị bắt chung với đám hoạn quan, người này bất thình lình la thật lớn:
– Các ngươi không được làm như vậy ! Các ngươi vu khống ! Thái tử vô tội.
Sau đó ông giật lấy một con dao, phanh áo rồi tự mổ bụng và thò tay moi ruột ra ngoài trông rất ghê rợn. Đây là cách tự sát để phản đối.
Thưa Tự tái mặt. Chuyện này xãy ra ngoài sự xếp đặt của hắn.
Cuộc tra tấn gián đoạn nửa chừng.
Các thị nữ la hoảng và bõ chạy tứ tung. Một vài đứa chạy đi báo cho Võ Hậu hay và bà lập tức có mặt tại nới xảy ra án mạng. Bà không thể ngờ cháu bà dám lộng hành như vậy, dám làm náo loạn Hoàng cung.
Thừa Tự và họ Lại đều cúi gầm mặt, lấm lét sợ sệt khi thấy bóng bà. Võ Hậu giật mình khi lăng thấy họ An nằm trên vủng máu, ruột gan lòng thòng gớm ghiết. Bà buông lời trách mắng Thừa Tự thậm tệ và quay sang bảo các thị nữ kể lại đầu đuôi. Vừa lúc đó quan Thái y tới. Thấy họ An còn thoi thóp thở. Võ Hậu ra lệnh cho quan Thái y cứu họ An bằng mọi giá, phải túc trực săn sóc họ An cho đến khi ông tỉnh lại.
Quan Thái y bèn khâu vết thương với chỉ làm bằng vỏ cây dâu rồi thoa mồ hóng để ngừa vi trùng. Sau đó ông cho người khiêng họ An về phòng.
Võ Hậu có vẻ khích động một cách khác thường vì biến cố này. Sáng hôm sau bà tới thăm họ An. Tuy đã ngủ qua một đêm, An còn rất yếu vì xúc động và mất nhiều máu.
Cũng may ông không lên cơn sốt và tính mạng có cơ vãn hồi. Buổi chiều bà lại vào thăm An, vì nghe nói ông đã có thể nói được.
Bà an ủi An:
– Trẫm rất cám ơn khanh. Khanh đã hy sinh tính mạng để giúp trẫm hiểu được Thái tử.
An được săn sóc chu đáo như một người trong Hoàng tộc.
Đến khi ông hoàn toàn bình phục. Võ Hậu mới cho ông rời cung. Bà và Đán không quên trọng thuởng ông vô số vàng bạc, châu báu.
May thay lúc đó có một người đàn ông tên là An Tàng Kim bị bắt chung với đám hoạn quan, người này bất thình lình la thật lớn:
– Các ngươi không được làm như vậy ! Các ngươi vu khống ! Thái tử vô tội.
Sau đó ông giật lấy một con dao, phanh áo rồi tự mổ bụng và thò tay moi ruột ra ngoài trông rất ghê rợn. Đây là cách tự sát để phản đối.
Thưa Tự tái mặt. Chuyện này xãy ra ngoài sự xếp đặt của hắn.
Cuộc tra tấn gián đoạn nửa chừng.
Các thị nữ la hoảng và bõ chạy tứ tung. Một vài đứa chạy đi báo cho Võ Hậu hay và bà lập tức có mặt tại nới xảy ra án mạng. Bà không thể ngờ cháu bà dám lộng hành như vậy, dám làm náo loạn Hoàng cung.
Thừa Tự và họ Lại đều cúi gầm mặt, lấm lét sợ sệt khi thấy bóng bà. Võ Hậu giật mình khi lăng thấy họ An nằm trên vủng máu, ruột gan lòng thòng gớm ghiết. Bà buông lời trách mắng Thừa Tự thậm tệ và quay sang bảo các thị nữ kể lại đầu đuôi. Vừa lúc đó quan Thái y tới. Thấy họ An còn thoi thóp thở. Võ Hậu ra lệnh cho quan Thái y cứu họ An bằng mọi giá, phải túc trực săn sóc họ An cho đến khi ông tỉnh lại.
Quan Thái y bèn khâu vết thương với chỉ làm bằng vỏ cây dâu rồi thoa mồ hóng để ngừa vi trùng. Sau đó ông cho người khiêng họ An về phòng.
Võ Hậu có vẻ khích động một cách khác thường vì biến cố này. Sáng hôm sau bà tới thăm họ An. Tuy đã ngủ qua một đêm, An còn rất yếu vì xúc động và mất nhiều máu.
Cũng may ông không lên cơn sốt và tính mạng có cơ vãn hồi. Buổi chiều bà lại vào thăm An, vì nghe nói ông đã có thể nói được.
Bà an ủi An:
– Trẫm rất cám ơn khanh. Khanh đã hy sinh tính mạng để giúp trẫm hiểu được Thái tử.
An được săn sóc chu đáo như một người trong Hoàng tộc.
Đến khi ông hoàn toàn bình phục. Võ Hậu mới cho ông rời cung. Bà và Đán không quên trọng thuởng ông vô số vàng bạc, châu báu.
Võ Hậu suy nghĩ rất nhiều về trường hợp họ An. Lần đầu tiên trong đời bà cảm thấy hối hận. Suốt mấy ngày bà không nói với Thừa Tự một tiếng. Bà không ưa những hành động quá khích của hắn. Bà trút hết tội lỗi lên đầu họ Lại.
Lần nãy, họ Lại bị giáng chức và đổi đi xa. Bà chán ghét Thừa Tự, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ tình mẫu tử của bà đối với Triết và Đán đã thức dậy. Bà vẫn không muốn triệu hồi Triết. Người con thứ ba đã bị truất ngôi vua, giáng xuống làm Lư Lăng Vương và đổi đi Phong Châu. Tuy nhiên tận đáy lòng bà có phảng phất một điểm sáng của thiên lương, chỉ chờ có người khơi dậy sẽ bùng cháy mãnh liệt.
Họ Lại mất chức Phó Đô Ngự Sử và Thừa Tự mất tín nhiệm đối với Võ Hậu. Nhưng nhà sư điên vẫn hỗn xược và gây xáo trộn trong cung càng ngày càng nhiều. Gã không còn trẻ như trước nhưng vẫn không trầm tĩnh chút nào, luôn luôn bị ám ảnh bởi những tư tưởng điên cuồng. Võ Hậu ưa chuộng và hùa theo gã vì đồng bệnh tương lân. Trong suốt thời gian qua hai người cùng mơ mộng hão huyền. Mọi việc đều vui vẻ tốt đẹp. Bộ mặt thiên thần mà Võ Hậu đạt được là nhờ công của gã.
Lần nãy, họ Lại bị giáng chức và đổi đi xa. Bà chán ghét Thừa Tự, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ tình mẫu tử của bà đối với Triết và Đán đã thức dậy. Bà vẫn không muốn triệu hồi Triết. Người con thứ ba đã bị truất ngôi vua, giáng xuống làm Lư Lăng Vương và đổi đi Phong Châu. Tuy nhiên tận đáy lòng bà có phảng phất một điểm sáng của thiên lương, chỉ chờ có người khơi dậy sẽ bùng cháy mãnh liệt.
Họ Lại mất chức Phó Đô Ngự Sử và Thừa Tự mất tín nhiệm đối với Võ Hậu. Nhưng nhà sư điên vẫn hỗn xược và gây xáo trộn trong cung càng ngày càng nhiều. Gã không còn trẻ như trước nhưng vẫn không trầm tĩnh chút nào, luôn luôn bị ám ảnh bởi những tư tưởng điên cuồng. Võ Hậu ưa chuộng và hùa theo gã vì đồng bệnh tương lân. Trong suốt thời gian qua hai người cùng mơ mộng hão huyền. Mọi việc đều vui vẻ tốt đẹp. Bộ mặt thiên thần mà Võ Hậu đạt được là nhờ công của gã.
Cuốn Đại Vân Kinh đã được in và phổ biến để thần thánh hoá Võ Hậu. Tin hay không tin, chẳng ai dại gì phát biểu ý kiến hoặc đặt thành vấn đề quan trọng. Võ Hậu rất say mê đạo Phật vì chính bà là một vị Phật sống. Bà ra lệnh các tăng ni phải được đứng trên các đạo sĩ trong mọi cuộc tế lễ công cộng.
Sư Hoài Nghĩa, Thừa Tự và Công chúa Thái Bình tìm cách biến các chuyện hoang đường về Võ Hậu thành sự thật. Chúng bịa ra các tiếng thật kêu có liên quan đến Phật để thêm vào đế hiệu của Võ Hậu.
Khi lên ngôi vào năm 690, bà được gọi là Hoàng đế Hiển Thánh ; năm 693 Hoàng đế Hiển Thánh, Kim Luân (bánh xe vàng) và năm 694 lại đổi là Hoàng đế Hiển Thánh, Kim Luân, Bất Diệt.
Võ Hậu rất hài lòng.
Nhưng rồi đến một ngày kia sư Hoài Nghĩa chán Võ Hậu. Chán bà già bảy mươi, da thịt đã nhăn nheo. Chiếc bụng phệ của bà không còn hấp dẫn nữa. Hoài Nghĩa đã giàu có và quyền thế. Gã ở miết tại đền Bạch Mã để hưởng các của lạ. Nhiều lần Võ Hậu cho vời nhưng gã thuờng từ chối khéo.
Rõ ràng gã đã đưa Võ Hậu vào tròng, đến nỗi gã muốn làm gì bà cũng không dám nói.
Thái độ của gã trở nên úp mở, dường như gã đang mưu đồ một chuyện ghê gớm. Gã chiêu nạp hàng mấy trăm tên giang hồ mãi võ cho gọt đầu tu tại đền Bạch Mã. Sư Hoài Nghĩa tỏ ra điên rồ khi dám coi Võ Hậu là đồ bỏ. Tuy vậy, Võ Hậu vẫn phải làm ngơ vì gã là người duy nhất mà bà sợ trên thế gian này.
Sư Hoài Nghĩa, Thừa Tự và Công chúa Thái Bình tìm cách biến các chuyện hoang đường về Võ Hậu thành sự thật. Chúng bịa ra các tiếng thật kêu có liên quan đến Phật để thêm vào đế hiệu của Võ Hậu.
Khi lên ngôi vào năm 690, bà được gọi là Hoàng đế Hiển Thánh ; năm 693 Hoàng đế Hiển Thánh, Kim Luân (bánh xe vàng) và năm 694 lại đổi là Hoàng đế Hiển Thánh, Kim Luân, Bất Diệt.
Võ Hậu rất hài lòng.
Nhưng rồi đến một ngày kia sư Hoài Nghĩa chán Võ Hậu. Chán bà già bảy mươi, da thịt đã nhăn nheo. Chiếc bụng phệ của bà không còn hấp dẫn nữa. Hoài Nghĩa đã giàu có và quyền thế. Gã ở miết tại đền Bạch Mã để hưởng các của lạ. Nhiều lần Võ Hậu cho vời nhưng gã thuờng từ chối khéo.
Rõ ràng gã đã đưa Võ Hậu vào tròng, đến nỗi gã muốn làm gì bà cũng không dám nói.
Thái độ của gã trở nên úp mở, dường như gã đang mưu đồ một chuyện ghê gớm. Gã chiêu nạp hàng mấy trăm tên giang hồ mãi võ cho gọt đầu tu tại đền Bạch Mã. Sư Hoài Nghĩa tỏ ra điên rồ khi dám coi Võ Hậu là đồ bỏ. Tuy vậy, Võ Hậu vẫn phải làm ngơ vì gã là người duy nhất mà bà sợ trên thế gian này.
Để trả đủa, bà kiếm người yêu mới, một vị Thái y họ Trầm. Hoài Nghĩa nỗi khùng khi nghe tin này. Gã càng tỏ ra vô lễ hơn nữa. Gã miễn cưỡng tới lui với Võ Hậu vì bà đã mất hết vẻ quyến rũ. Gã biết rõ bà hơn ai hết. Có một điểm gã chẳng điên chút nào là gã biết lợi dụng yếu điểm của Võ Hậu. Muốn gã kín miệng, Võ Hậu phải để gã tự do hành động.
Quá thất vọng, Võ Hậu hạ chiếu, cử hắn làm Nguyên soái đi dẹp giặc Thổ ở phía Bắc. Bà muốn gã đi cho khuất mắt.
Cũng may cho gã lúc đó quân Thổ lui binh vì có nội loạn tại Thổ Nhỉ Kỳ, thể là gã thắng trận không tốn một mũi tên. Gã ca khúc khải hoàn đem binh về triều, và một đài kỷ niệm được dựng tại kinh đô để ghi nhớ chiến công của gã.
Năm mới đã tới ! Mười lăm ngày đầu năm nhộn nhịp tưng bừng. Thực ra bây giờ mới là đầu tháng mười một năm 694, nhưng để tiến gần hơn nữa tới lãnh vực thần thánh. Võ Hậu cho đổi quốc hiệu là “Thánh Thánh” và hạ chiếu đổi tháng mười một thành tháng đầu của năm mới thay vì tháng giêng như thường lệ, dân chúng nô nức kéo nhau đi lễ. Viện Thiên Đường cũng mở cửa để dân chúng vào xem sư Hoài Nghĩa biểu diển trò Phật từ dưới đất chui lên.
Quá thất vọng, Võ Hậu hạ chiếu, cử hắn làm Nguyên soái đi dẹp giặc Thổ ở phía Bắc. Bà muốn gã đi cho khuất mắt.
Cũng may cho gã lúc đó quân Thổ lui binh vì có nội loạn tại Thổ Nhỉ Kỳ, thể là gã thắng trận không tốn một mũi tên. Gã ca khúc khải hoàn đem binh về triều, và một đài kỷ niệm được dựng tại kinh đô để ghi nhớ chiến công của gã.
Năm mới đã tới ! Mười lăm ngày đầu năm nhộn nhịp tưng bừng. Thực ra bây giờ mới là đầu tháng mười một năm 694, nhưng để tiến gần hơn nữa tới lãnh vực thần thánh. Võ Hậu cho đổi quốc hiệu là “Thánh Thánh” và hạ chiếu đổi tháng mười một thành tháng đầu của năm mới thay vì tháng giêng như thường lệ, dân chúng nô nức kéo nhau đi lễ. Viện Thiên Đường cũng mở cửa để dân chúng vào xem sư Hoài Nghĩa biểu diển trò Phật từ dưới đất chui lên.
No comments:
Post a Comment