Sau một phút sững sờ, Xương Tôn la lên, quên cả sự có mặt của Võ Hậu:
– Cả Viễn Chung lẫn Trương Duy đều là bọn phản loạn.
Võ Hậu lên tiếng ngăn cản:
– Khanh không nên buộc tội họ một cách hồ đồ như vậy. Cần phải có chứng cớ.
– Thần có chứng cớ.
– Chứng cớ đâu?
– Có lần thần nghe thầy Duy khuyến khích Viễn Chung nên cố gắng để trở thành Chu Công.
Các Đại thần đều thở phào nhẹ nhõm, có người phải cố nhịn cười. Chu Công chính là bậc thánh hiền, một nhân vật lý tưởng mà Khổng Tử đã thấy trong giấc mơ. Xương Tôn muốn nói Viễn Chung rắp tâm muốn trở thành một nhân vật tuyệt đỉnh như Chu Công. Thực ra trong lịch sử chưa có bậc trung thần nào vào cỡ Chu Công. Khi đem so sánh người nào với Chu Công là tâng bốc người đó một cách quá lố.
Nghe Xương Tôn vu khống, Duy vội cười nói:
– Tâu Bệ Hạ, đáng lẽ Xương Tôn nên học thuộc những bài sử ký vỡ lòng của y. Quả thật khi quan Thị Trung được triệu hồi về kinh, hạ thần có đến chúc mừng ông và tỏ ý hy vọng ông sẽ trở nên một Đại hiền thần như Chu Công. Còn ai xứng đáng hơn Chu Công để mọi người noi theo?
Quần thần đều phá lên cười.
Thẹn quá hoá giận, Xương Tôn bèn chạy lại thì thầm mấy câu với Võ Hậu.
Không hiểu nghĩ sao, Võ Hậu quay ra quát Duy:
– Đồ phản phúc !
Rồi bà ra lệnh đem Duy và Viễn Chung ra ngoài, không cho giải thích gì thêm.
– Cả Viễn Chung lẫn Trương Duy đều là bọn phản loạn.
Võ Hậu lên tiếng ngăn cản:
– Khanh không nên buộc tội họ một cách hồ đồ như vậy. Cần phải có chứng cớ.
– Thần có chứng cớ.
– Chứng cớ đâu?
– Có lần thần nghe thầy Duy khuyến khích Viễn Chung nên cố gắng để trở thành Chu Công.
Các Đại thần đều thở phào nhẹ nhõm, có người phải cố nhịn cười. Chu Công chính là bậc thánh hiền, một nhân vật lý tưởng mà Khổng Tử đã thấy trong giấc mơ. Xương Tôn muốn nói Viễn Chung rắp tâm muốn trở thành một nhân vật tuyệt đỉnh như Chu Công. Thực ra trong lịch sử chưa có bậc trung thần nào vào cỡ Chu Công. Khi đem so sánh người nào với Chu Công là tâng bốc người đó một cách quá lố.
Nghe Xương Tôn vu khống, Duy vội cười nói:
– Tâu Bệ Hạ, đáng lẽ Xương Tôn nên học thuộc những bài sử ký vỡ lòng của y. Quả thật khi quan Thị Trung được triệu hồi về kinh, hạ thần có đến chúc mừng ông và tỏ ý hy vọng ông sẽ trở nên một Đại hiền thần như Chu Công. Còn ai xứng đáng hơn Chu Công để mọi người noi theo?
Quần thần đều phá lên cười.
Thẹn quá hoá giận, Xương Tôn bèn chạy lại thì thầm mấy câu với Võ Hậu.
Không hiểu nghĩ sao, Võ Hậu quay ra quát Duy:
– Đồ phản phúc !
Rồi bà ra lệnh đem Duy và Viễn Chung ra ngoài, không cho giải thích gì thêm.
Ngày hôm sau, Duy được đem ra hỏi lại, nhưng ông vẫn một mực báo thủ ý kiến cũ.
Võ Hậu quyết định lập một phiên toà gồm các Vương tước và Đại thần thuộc Chính Sự đường để xử vụ này.
Nghi Tăng cháu Võ Hậu, cũng có mặt trong phiên toà.
Mọi người bàn tán sôi nổi về vụ Viễn Chung ra toà. Các Đại thần đều họp nhau ủng hộ Viễn Chung. Trong đời Viễn Chung, nếu như không lúc nào ông không là cái đích để người khác tấn công và cũng là thần tượng để người khác chiêm ngưỡng. Khi Võ Hậu triệu hồi ông về kinh đô, mọi người đều khen bà biết dùng người. Giờ đây thấy Viễn Chung lâm nạn, các quan tới tấp viết sớ xin tội cho ông.
Võ Hậu quyết định lập một phiên toà gồm các Vương tước và Đại thần thuộc Chính Sự đường để xử vụ này.
Nghi Tăng cháu Võ Hậu, cũng có mặt trong phiên toà.
Mọi người bàn tán sôi nổi về vụ Viễn Chung ra toà. Các Đại thần đều họp nhau ủng hộ Viễn Chung. Trong đời Viễn Chung, nếu như không lúc nào ông không là cái đích để người khác tấn công và cũng là thần tượng để người khác chiêm ngưỡng. Khi Võ Hậu triệu hồi ông về kinh đô, mọi người đều khen bà biết dùng người. Giờ đây thấy Viễn Chung lâm nạn, các quan tới tấp viết sớ xin tội cho ông.
Quang Ngạn Phạm, một người do Nhân Kiệt tiến cử, can đảm đứng ra xin lấy tính mạng để bảo đảm sự trung thành của Viễn Chung.
Tuy nhiên, một lời thì thầm bên gối bao giờ cũng có sức mạnh gấp trăm lời biện hộ hùng hồn trước toà. Võ Hậu luôn luôn quý mến Viễn Chung, nhưng bà không thể để người yêu mất mặt. Có tội hay không, Viễn Chung cũng phải rời Kinh đô một lần nữa.
Trước khi ra đi, Viễn Chung vào từ giã Võ Hậu.
Ông nói một câu rất cảm động:
– Tâu Bệ Hạ, kẻ hạ thần đã già, chẳng còn sống bao lâu nữa. Lần này ra đi không biết có còn dịp nào gặp lại Bệ Hạ. Sau này sẽ có một lúc Bệ Hạ nhớ tới hạ thần và thấy lời của Nguỵ Viễn Chung này là đúng.
Tuy nhiên, một lời thì thầm bên gối bao giờ cũng có sức mạnh gấp trăm lời biện hộ hùng hồn trước toà. Võ Hậu luôn luôn quý mến Viễn Chung, nhưng bà không thể để người yêu mất mặt. Có tội hay không, Viễn Chung cũng phải rời Kinh đô một lần nữa.
Trước khi ra đi, Viễn Chung vào từ giã Võ Hậu.
Ông nói một câu rất cảm động:
– Tâu Bệ Hạ, kẻ hạ thần đã già, chẳng còn sống bao lâu nữa. Lần này ra đi không biết có còn dịp nào gặp lại Bệ Hạ. Sau này sẽ có một lúc Bệ Hạ nhớ tới hạ thần và thấy lời của Nguỵ Viễn Chung này là đúng.
Bằng một giọng ôn tồn, Võ Hậu hỏi:
– Khanh muốn nói lời gì?
Viễn Chung đưa tay chỉ về phía nội cung, nơi Xương Tôn và Diệc Chi ở, và nói tiếp:
– Hai gã đẹp trai kia sẽ huỷ hoại cơ nghiệp của Bệ Hạ.
Viễn Chung cúi đầu, nói lời từ biệt và rời khỏi cung.
Võ Hậu nhìn theo, thở dài:
– Ta lại mất một bậc hiền thần.
Viễn Chung ra đi nhưng chuyện đến đây chưa phải là hết. Ông đã mất chức Đại thần chỉ vì một tên vô lại, vậy mà Xương Tôn vẫn chưa hài lòng. Theo thông lệ, bạn bè được tổ chức một bữa tiệc chia tay mỗi khi có ai phải đi xa.
Viễn Chung và tám người bạn họp nhau tại ngoại ô thành Lạc Dương để chè chén một bữa say sưa.
Xương Tôn bèn vịn vào chuyện này để làm hại ông. Gã giả mạo một bức thư ký tên là Tài Minh và gửi cho Võ Hậu tố cáo Viễn Chung họp mặt với bạn bè tại vùng ngoại ô để mưu phản.
– Khanh muốn nói lời gì?
Viễn Chung đưa tay chỉ về phía nội cung, nơi Xương Tôn và Diệc Chi ở, và nói tiếp:
– Hai gã đẹp trai kia sẽ huỷ hoại cơ nghiệp của Bệ Hạ.
Viễn Chung cúi đầu, nói lời từ biệt và rời khỏi cung.
Võ Hậu nhìn theo, thở dài:
– Ta lại mất một bậc hiền thần.
Viễn Chung ra đi nhưng chuyện đến đây chưa phải là hết. Ông đã mất chức Đại thần chỉ vì một tên vô lại, vậy mà Xương Tôn vẫn chưa hài lòng. Theo thông lệ, bạn bè được tổ chức một bữa tiệc chia tay mỗi khi có ai phải đi xa.
Viễn Chung và tám người bạn họp nhau tại ngoại ô thành Lạc Dương để chè chén một bữa say sưa.
Xương Tôn bèn vịn vào chuyện này để làm hại ông. Gã giả mạo một bức thư ký tên là Tài Minh và gửi cho Võ Hậu tố cáo Viễn Chung họp mặt với bạn bè tại vùng ngoại ô để mưu phản.
Tám người bạn của Viễn Chung đều là quan nhỏ nên Võ Hậu chỉ ra lệnh cho một Pháp quan tên là Hoài Tô xét xử.
Võ Hậu, hay nói đúng hơn, Xương Tôn sai người mang giấy đến bảo Hoài Tô rằng đây là một vụ đơn giản, hãy lấy cung các can phạm về báo cáo gấp.
Nhưng Hoài Tô không nghĩ như vậy. Theo ông vụ này có thể đem đến cái chết cho Viễn Chung, người mà ông ngưỡng mộ từ lâu. Ông do dự mãi và cho người điều tra thật kỹ lưỡng.
Mấy hôm sau lại có giấy của Võ Hậu gởi tới:
– Các sự kiện đã rõ ràng, sao chưa kết án ngay đi? Ta không thể chờ đợi được nữa.
Bắt buộc Hoài Tô phải vào gặp thẳng Võ Hậu. Ông không sao tìm ra tên Tài Minh – người đã viết thư tố cáo Viễn Chung – cả địa chỉ và nghề nghiệp của hắn cũng không biết nốt.
Võ Hậu, hay nói đúng hơn, Xương Tôn sai người mang giấy đến bảo Hoài Tô rằng đây là một vụ đơn giản, hãy lấy cung các can phạm về báo cáo gấp.
Nhưng Hoài Tô không nghĩ như vậy. Theo ông vụ này có thể đem đến cái chết cho Viễn Chung, người mà ông ngưỡng mộ từ lâu. Ông do dự mãi và cho người điều tra thật kỹ lưỡng.
Mấy hôm sau lại có giấy của Võ Hậu gởi tới:
– Các sự kiện đã rõ ràng, sao chưa kết án ngay đi? Ta không thể chờ đợi được nữa.
Bắt buộc Hoài Tô phải vào gặp thẳng Võ Hậu. Ông không sao tìm ra tên Tài Minh – người đã viết thư tố cáo Viễn Chung – cả địa chỉ và nghề nghiệp của hắn cũng không biết nốt.
Võ Hậu nói với ông:
– Chẳng lẽ ta biết gã Tài Minh ở đâu để bảo cho khanh. Khanh cứ việc xử đi, lá thư tố cáo đủ rồi.
– Tâu Bệ Hạ, thần lấy làm tiếc là không thể quyết định dứt khoát nếu không được nói chuyện với người đã viết thư tố cáo.
– Lời lẽ trong thư chưa đủ rõ ràng hay sao? Cần gì phải nói chuyện với người viết thư.
– Tâu Bệ hạ, thần nghĩ rằng rất cần. Lá thư chưa phải là một nhân chứng. Theo như thần biết, không có ai tên là Tài Minh viết ra lá thư đó. Thần không thể xử một vụ chẳng có nguyên cáo, mà người chứng cũng không.
– Khanh nói vậy có nghĩa là để bọn Phản nghịch được tự do?
– Thần đâu dám vậy, nhưng Nguỵ Viễn Chung là Thị Trung do Bệ Hạ chỉ định. Các bạn của ông làm tiệc tiễn ông đi xa là một việc rất thường. Thần tin rằng không đời nào Nguỵ Viễn Chung tạo phản. Bệ Hạ có thừa uy quyền để ra lệnh giết ông, nhưng nếu Bệ hạ muốn thần đem ông ra xét xử thì thần buộc lòng phải chiếu theo luật pháp.
– Khanh muốn nói luật pháp sẽ giúp chúng bình yên vô sự?
– Tâu Bệ Hạ, thần là một người ngu xuẩn nhưng thần vẫn thấy rõ những người đó vô tội.
Mọi chuyện đã rỏ ràng đến mức độ Võ Hậu không thể ngang nhiên trừng phạt Hoài Tô. Bà buộc lòng phải gác bỏ vụ án sang một bên và tìm cách an ủi Xương Tôn bằng cách khác.
– Chẳng lẽ ta biết gã Tài Minh ở đâu để bảo cho khanh. Khanh cứ việc xử đi, lá thư tố cáo đủ rồi.
– Tâu Bệ Hạ, thần lấy làm tiếc là không thể quyết định dứt khoát nếu không được nói chuyện với người đã viết thư tố cáo.
– Lời lẽ trong thư chưa đủ rõ ràng hay sao? Cần gì phải nói chuyện với người viết thư.
– Tâu Bệ hạ, thần nghĩ rằng rất cần. Lá thư chưa phải là một nhân chứng. Theo như thần biết, không có ai tên là Tài Minh viết ra lá thư đó. Thần không thể xử một vụ chẳng có nguyên cáo, mà người chứng cũng không.
– Khanh nói vậy có nghĩa là để bọn Phản nghịch được tự do?
– Thần đâu dám vậy, nhưng Nguỵ Viễn Chung là Thị Trung do Bệ Hạ chỉ định. Các bạn của ông làm tiệc tiễn ông đi xa là một việc rất thường. Thần tin rằng không đời nào Nguỵ Viễn Chung tạo phản. Bệ Hạ có thừa uy quyền để ra lệnh giết ông, nhưng nếu Bệ hạ muốn thần đem ông ra xét xử thì thần buộc lòng phải chiếu theo luật pháp.
– Khanh muốn nói luật pháp sẽ giúp chúng bình yên vô sự?
– Tâu Bệ Hạ, thần là một người ngu xuẩn nhưng thần vẫn thấy rõ những người đó vô tội.
Mọi chuyện đã rỏ ràng đến mức độ Võ Hậu không thể ngang nhiên trừng phạt Hoài Tô. Bà buộc lòng phải gác bỏ vụ án sang một bên và tìm cách an ủi Xương Tôn bằng cách khác.
Hồi 23
Sướng một ngày là hơn thiên hạ rồi
Chuyện Võ Hậu và người yêu toa rập nhau buộc tội Viễn Chung một cách độc đoán đã trở thành ngở ngàng và gây ấn tượng không đẹp cho đám triều thần. Các quan lớn nhỏ bỗng dưng đoàn kết với nhau hơn. Tình cảm quần chúng trải qua một cơn giao động và ý tưởng nỗi loạn bắt đầu nhen nhúm trong lòng họ. Khác hẳn tình trạng cam chịu dưới bàn tay của bọn hung thần thuở trước.
Tên tuổi của hai anh em họ Trương bắt đầu bị bôi lọ trên các bờ tường ngoại đường phố Lạc Dương, hoặc xuất hiện trong những bài ca, bài vè với giọng điệu mỉa mai nhạo báng. Những lúc trà dư tửu hậu, mọi người thường đem anh em họ Trương ra thêu dệt thành những chuyện vừa tục tĩu vừa hấp dẫn chết người, không kém các pha giật gân giữa Võ Hậu và nhà sư điên cách đây ít lâu. Chính Võ Hậu cũng cảm thấy bẽ bàng. Theo bà nghĩ, nguyên nhân của tình trạng này là do các Pháp quan không chịu làm việc.
Chuyện Võ Hậu và người yêu toa rập nhau buộc tội Viễn Chung một cách độc đoán đã trở thành ngở ngàng và gây ấn tượng không đẹp cho đám triều thần. Các quan lớn nhỏ bỗng dưng đoàn kết với nhau hơn. Tình cảm quần chúng trải qua một cơn giao động và ý tưởng nỗi loạn bắt đầu nhen nhúm trong lòng họ. Khác hẳn tình trạng cam chịu dưới bàn tay của bọn hung thần thuở trước.
Tên tuổi của hai anh em họ Trương bắt đầu bị bôi lọ trên các bờ tường ngoại đường phố Lạc Dương, hoặc xuất hiện trong những bài ca, bài vè với giọng điệu mỉa mai nhạo báng. Những lúc trà dư tửu hậu, mọi người thường đem anh em họ Trương ra thêu dệt thành những chuyện vừa tục tĩu vừa hấp dẫn chết người, không kém các pha giật gân giữa Võ Hậu và nhà sư điên cách đây ít lâu. Chính Võ Hậu cũng cảm thấy bẽ bàng. Theo bà nghĩ, nguyên nhân của tình trạng này là do các Pháp quan không chịu làm việc.
Sau khi Viễn Chung đi xa, tên thuộc hạ bị ông trù trước kia – anh ruột Xương Tôn – như thoát khỏi đại nạn. Gã tha hồ tung hoành và chẳng bao lâu trở nên giàu có kinh khủng, và cũng đáng ghét hơn bao giờ hết, gã xây một toà lâu đài vĩ đại, rõ ra một tên trọc phú. Một người vô danh nào đó thấy ngứa mắt, đêm đêm dùng phấn viết lên cánh cửa nhà trọc phú họ Trương hàng chữ: Giàu được mấy nã mà ham?
Mỗi buổi sáng gã trọc phú đều phải sai người lau sạch hàng chữ, và tình trạng nầy kéo dài. Đến một hôm gã chịu hết nỗi, cũng dùng phấn viết lên cánh cỗng những chữ thật lớn: Sướng một ngày là hơn thiên hạ rồi.
Lúc này người ta không còn phân biệt giữa việc tiêu diệt anh em họ Trương và việc nổi dậy bắt Võ Hậu phải thoái vị. Hai việc có cùng một chính nghĩa.
Khoảng mười lăm người do Giản Chi cầm đầu đang bí mật hoạch định chương trình hành động. Ngoài Giản Chi còn có những nhân vật đầu não khác cũng do Địch Nhân Kiệt tiến cử trước kia như: Kinh Huy, Quang Ngạn Phạm, Viên Thứ Kỷ và Thôi Ngươi Huy.
Rất nhiều người không có chân trong nhóm bí mật này cũng hăng say hoạt động chống lại anh em họ Trương. Đây là lúc thuận tiện nhất để mọi người họp nhau lại làm một cuộc cách mạng.
Mỗi buổi sáng gã trọc phú đều phải sai người lau sạch hàng chữ, và tình trạng nầy kéo dài. Đến một hôm gã chịu hết nỗi, cũng dùng phấn viết lên cánh cỗng những chữ thật lớn: Sướng một ngày là hơn thiên hạ rồi.
Lúc này người ta không còn phân biệt giữa việc tiêu diệt anh em họ Trương và việc nổi dậy bắt Võ Hậu phải thoái vị. Hai việc có cùng một chính nghĩa.
Khoảng mười lăm người do Giản Chi cầm đầu đang bí mật hoạch định chương trình hành động. Ngoài Giản Chi còn có những nhân vật đầu não khác cũng do Địch Nhân Kiệt tiến cử trước kia như: Kinh Huy, Quang Ngạn Phạm, Viên Thứ Kỷ và Thôi Ngươi Huy.
Rất nhiều người không có chân trong nhóm bí mật này cũng hăng say hoạt động chống lại anh em họ Trương. Đây là lúc thuận tiện nhất để mọi người họp nhau lại làm một cuộc cách mạng.
Mấy năm trước, Giản Chi và một người bạn thân là Dương Viễn Yến đã đi thuyền trên sông và cùng nhau thề nguyền sẽ khôi phục nhà Đường – xem chương 19 —
Khi Giản Chi được Nhân Kiệt tiến cử, ông lập tức đưa Viễn Yến vào cung để chỉ huy một toán thị vệ.
Ông nói với Viễn Yến:
– Ta để hiền đệ vào cung làm đội trưởng thị vệ là có lý do. Hiền đệ còn nhớ những gì chúng ta nói trên sông không?
Viễn Yến hiểu Giản Chi muốn nói gì. Một nhân vật đắc lực khác do Địch Nhân kiệt đặt bên cạnh Võ Hậu từ lâu là Diêu Sủng. Chính Diêu Sủng đã xúi giục Võ Hậu phong cho Giản Chi làm Trung Thư Lệnh.
Khi Giản Chi được Nhân Kiệt tiến cử, ông lập tức đưa Viễn Yến vào cung để chỉ huy một toán thị vệ.
Ông nói với Viễn Yến:
– Ta để hiền đệ vào cung làm đội trưởng thị vệ là có lý do. Hiền đệ còn nhớ những gì chúng ta nói trên sông không?
Viễn Yến hiểu Giản Chi muốn nói gì. Một nhân vật đắc lực khác do Địch Nhân kiệt đặt bên cạnh Võ Hậu từ lâu là Diêu Sủng. Chính Diêu Sủng đã xúi giục Võ Hậu phong cho Giản Chi làm Trung Thư Lệnh.
Tử ngày Nguỵ Viễn Chung bị đổi đi xa năm 703, Võ Hậu đau ốm liên miên. Trong mấy tháng liền bà không bước chân ra khỏi phòng. Xương Tôn và Diệc Chi lo tái người vì số phận chúng sẽ ra sao nếu thần hộ mạng của chúng về chầu trời? Võ Hậu đã bảy mươi tám. Mật hải ly hay bất cứ thứ thuốc hồi xuân nào khác cũng không giúp bà làm chậm bước thời gian. Anh em Trương thấy tình thế nguy ngập, vội kéo bè kết đảng để củng cố địa vị phòng khi bất trắc.
Ngoài đường phố người ta đều thấy những dòng chữ của những người vô danh rêu rao rằng anh em họ Trương đang âm mưu chiếm đoạt ngai vàng.
Tháng bảy năm đó, các triều thần tìm ra cớ để buộc tội Xương Tôn.
Gã cướp đất của một nông dân.
Giản Chi khuyến khích họ làm to chuyện để hạ uy tín anh em họ Trương và gây căm phẫn trong quần chúng. Hơn nữa việc này sẽ làm Võ Hậu bẻ bàng thêm và có lợi cho kế hoạch của ông.
Giản Chi không để lở một cơ hội nào. Ông không cần biết có kết tội được Xương Tôn không, hay gã lại qua mặt luật pháp như trường hợp Viễn Chung, nhưng chắc chắn công luận sẽ phê phán và Võ Hậu sẽ không tránh khỏi tai tiếng.
Theo án lệ, một vị quan cướp đất của dân phải chịu phạt hai mươi cân tiền đồng và mất chức.
Các Pháp quan đều đề nghị tước bỏ hết phẩm trật và chức vụ của Xương Tôn.
Võ Hậu linh cảm thấy sự biến chuyển của bầu không khí chính trị. Các người yêu của bà không được lòng những người xung quanh, bà biết điều đó. Nhưng nếu quần thần dám tấn công Xương Tôn tức là họ dám thách thức cả chính bà.
Ngoài đường phố người ta đều thấy những dòng chữ của những người vô danh rêu rao rằng anh em họ Trương đang âm mưu chiếm đoạt ngai vàng.
Tháng bảy năm đó, các triều thần tìm ra cớ để buộc tội Xương Tôn.
Gã cướp đất của một nông dân.
Giản Chi khuyến khích họ làm to chuyện để hạ uy tín anh em họ Trương và gây căm phẫn trong quần chúng. Hơn nữa việc này sẽ làm Võ Hậu bẻ bàng thêm và có lợi cho kế hoạch của ông.
Giản Chi không để lở một cơ hội nào. Ông không cần biết có kết tội được Xương Tôn không, hay gã lại qua mặt luật pháp như trường hợp Viễn Chung, nhưng chắc chắn công luận sẽ phê phán và Võ Hậu sẽ không tránh khỏi tai tiếng.
Theo án lệ, một vị quan cướp đất của dân phải chịu phạt hai mươi cân tiền đồng và mất chức.
Các Pháp quan đều đề nghị tước bỏ hết phẩm trật và chức vụ của Xương Tôn.
Võ Hậu linh cảm thấy sự biến chuyển của bầu không khí chính trị. Các người yêu của bà không được lòng những người xung quanh, bà biết điều đó. Nhưng nếu quần thần dám tấn công Xương Tôn tức là họ dám thách thức cả chính bà.
Khi các quan họp nhau để luận tội Xương Tôn, Võ Hậu nói:
– Trẫm biết các khanh không ưa Xương Tôn, nhưng chuyện cướp đất là do thuộc hạ của y làm. Các khanh hay nghĩ tới công của y đối với trẫm mà châm chước cho y. Các khanh hãy vì trẫm mà cho y được giữ nguyên chức tước cũ.
Tống Cảnh hỏi:
– Tâu Bệ Hạ, Xương Tôn có công gì?
Võ Hậu quay sang hỏi một tên loét choắt đứng bên cạnh, tên này chuyên môn theo đuôi Xương Tôn và được mệnh danh là Chồn hai chân vì gã rất ranh mảnh:
– Tâu Bệ Hạ. Xương Tôn đại nhân có công tìm ra những vị thuốc hiếm có nhất để làm Bệ Hạ trường sinh bất lão.
Theo giọng điệu bợ đở của gã, Võ Hậu sống lâu là một điều quan trọng lắm, nhưng các quan chỉ cười thầm.
Võ Hậu thản nhiên nói:
– Nếu vậy. Xương Tôn được phép giữ nguyên chức tước.
Các quan hết ý kiến.
Tháng mười hai năm đó, Xương Tôn lại bị truy tố, lần này nặng hơn. Gã dám đi hỏi thầy bói xem gã có hy vọng được làm vua hay không? Lão thầy bói tên là Lý Hoàng Thái gieo quẻ xong nói với gã rằng khí dương rất thịnh, chắc phen này Xương Tôn lên ngôi. Ngoài ra còn khuyên Xương Tôn về lập đền thờ tại Minh Châu để cầu phước.
– Trẫm biết các khanh không ưa Xương Tôn, nhưng chuyện cướp đất là do thuộc hạ của y làm. Các khanh hay nghĩ tới công của y đối với trẫm mà châm chước cho y. Các khanh hãy vì trẫm mà cho y được giữ nguyên chức tước cũ.
Tống Cảnh hỏi:
– Tâu Bệ Hạ, Xương Tôn có công gì?
Võ Hậu quay sang hỏi một tên loét choắt đứng bên cạnh, tên này chuyên môn theo đuôi Xương Tôn và được mệnh danh là Chồn hai chân vì gã rất ranh mảnh:
– Tâu Bệ Hạ. Xương Tôn đại nhân có công tìm ra những vị thuốc hiếm có nhất để làm Bệ Hạ trường sinh bất lão.
Theo giọng điệu bợ đở của gã, Võ Hậu sống lâu là một điều quan trọng lắm, nhưng các quan chỉ cười thầm.
Võ Hậu thản nhiên nói:
– Nếu vậy. Xương Tôn được phép giữ nguyên chức tước.
Các quan hết ý kiến.
Tháng mười hai năm đó, Xương Tôn lại bị truy tố, lần này nặng hơn. Gã dám đi hỏi thầy bói xem gã có hy vọng được làm vua hay không? Lão thầy bói tên là Lý Hoàng Thái gieo quẻ xong nói với gã rằng khí dương rất thịnh, chắc phen này Xương Tôn lên ngôi. Ngoài ra còn khuyên Xương Tôn về lập đền thờ tại Minh Châu để cầu phước.
No comments:
Post a Comment