Mị Nương ân cần hỏi ông:
– Mợ đâu rồi, thưa cậu?
Vẻ ân cần của nàng chứng tỏ đây là một cuộc thăm viếng có tính cách gia đình.
Vô Kỵ mời hai người vào trong dinh.
Cao Tôn và Mị Nương đều tỏ vẻ tự nhiên, thân mật, nhất là Mị Nương luôn luôn vồn vả cởi mở.
Hai bên chuyện trò rất lâu, nhưng đều tránh đề cập đến vấn đề chính.
Khi thấy trời tối, Vô Kỵ mời hai người ở lại dùng cơm.
Hai người tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhận ra trời đã tối, mãi vui câu chuyện, quên cả thời gian.
– Mợ đâu rồi, thưa cậu?
Vẻ ân cần của nàng chứng tỏ đây là một cuộc thăm viếng có tính cách gia đình.
Vô Kỵ mời hai người vào trong dinh.
Cao Tôn và Mị Nương đều tỏ vẻ tự nhiên, thân mật, nhất là Mị Nương luôn luôn vồn vả cởi mở.
Hai bên chuyện trò rất lâu, nhưng đều tránh đề cập đến vấn đề chính.
Khi thấy trời tối, Vô Kỵ mời hai người ở lại dùng cơm.
Hai người tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhận ra trời đã tối, mãi vui câu chuyện, quên cả thời gian.
Bữa tiệc được dọn ra, Mị Nương đề nghị:
– Xin phép Bệ Hạ để tất cả mọi người trong nhà cùng ra ăn. Toàn là người nhà, thì giữ lễ làm chi.
Bốn Người con trai của Vô Kỵ cũng có mặt trong bữa ăn. Trong bốn người, chỉ có người anh cả trên hai mươi tuổi hiện làm chức Thủ thư trong triều. Ba người kia chưa có danh phận gì.
Vô Kỵ là một người dạy con rất nghiêm.
Nơi triều Thái Tôn, chính ông đã phản đối việc cha truyền con nối.
Biết ba người con thứ của Vô Kỵ chưa có chức tước.
Cao Tôn bèn phong cả ba làm Đại phu.
Vô Kỵ sửng sốt không dám nhận.
Mị Nương vội nói:
– Cậu đừng từ chối, cậu là người đã xả thân vì xã tắc nhiều hơn ai hết. Đây chỉ là một sự đền bù, một quyền lợi mà cậu phải được hưởng.
Không có cách gì từ chối, Vô Kỵ đành phải bảo các con ra lạy tạ ơn.
Không khí trong bàn tiệc bỗng trở nên cởi mở, thân thiết hơn.
Nhân cơ hội, Vua thu hết can đảm nhắc đến vụ bị Hoàng hậu trù ếm, hơn nữa bà lại không có con trai thì nên truất ngôi đi.
Mị Nương ngồi yên lặng theo dõi tình hình.
Vô Kỵ chỉ ậm ừ, tránh trả lời thẳng vào vấn đề. Ông không nhận lời mà cũng không từ chối. Ông nghĩ, một vấn đề quan trọng như vậy không thể quyết định hấp tấp được.
Cao Tôn thấy Vô Kỵ có vẻ không tán thành nên hơi ngượng.
Thế là bữa tiệc đang thân mật lại hoá ra nhạt nhẽo vô vị.
Vua và Mị Nương ra về.
Ngày hôm sau Mị Nương nhân danh Vua gửi tặng Vô Kỵ mười xe vàng bạc lụa là.
Chính thân mẫu của Mị Nương mang tới tư dinh của Vô Kỵ để tỏ lòng kính mến.
Vô Kỵ biết rõ hậu ý của hành động này.
Tối hôm trước con ông được phong tước, ngày hôm sau chính ông được tặng vàng bạc. Võ Mị Nương có thể mua chuộc được ông sao?
Ông chỉ chọn vài cây lụa tượng trưng còn bao nhiêu ông gửi trả lại.
– Xin phép Bệ Hạ để tất cả mọi người trong nhà cùng ra ăn. Toàn là người nhà, thì giữ lễ làm chi.
Bốn Người con trai của Vô Kỵ cũng có mặt trong bữa ăn. Trong bốn người, chỉ có người anh cả trên hai mươi tuổi hiện làm chức Thủ thư trong triều. Ba người kia chưa có danh phận gì.
Vô Kỵ là một người dạy con rất nghiêm.
Nơi triều Thái Tôn, chính ông đã phản đối việc cha truyền con nối.
Biết ba người con thứ của Vô Kỵ chưa có chức tước.
Cao Tôn bèn phong cả ba làm Đại phu.
Vô Kỵ sửng sốt không dám nhận.
Mị Nương vội nói:
– Cậu đừng từ chối, cậu là người đã xả thân vì xã tắc nhiều hơn ai hết. Đây chỉ là một sự đền bù, một quyền lợi mà cậu phải được hưởng.
Không có cách gì từ chối, Vô Kỵ đành phải bảo các con ra lạy tạ ơn.
Không khí trong bàn tiệc bỗng trở nên cởi mở, thân thiết hơn.
Nhân cơ hội, Vua thu hết can đảm nhắc đến vụ bị Hoàng hậu trù ếm, hơn nữa bà lại không có con trai thì nên truất ngôi đi.
Mị Nương ngồi yên lặng theo dõi tình hình.
Vô Kỵ chỉ ậm ừ, tránh trả lời thẳng vào vấn đề. Ông không nhận lời mà cũng không từ chối. Ông nghĩ, một vấn đề quan trọng như vậy không thể quyết định hấp tấp được.
Cao Tôn thấy Vô Kỵ có vẻ không tán thành nên hơi ngượng.
Thế là bữa tiệc đang thân mật lại hoá ra nhạt nhẽo vô vị.
Vua và Mị Nương ra về.
Ngày hôm sau Mị Nương nhân danh Vua gửi tặng Vô Kỵ mười xe vàng bạc lụa là.
Chính thân mẫu của Mị Nương mang tới tư dinh của Vô Kỵ để tỏ lòng kính mến.
Vô Kỵ biết rõ hậu ý của hành động này.
Tối hôm trước con ông được phong tước, ngày hôm sau chính ông được tặng vàng bạc. Võ Mị Nương có thể mua chuộc được ông sao?
Ông chỉ chọn vài cây lụa tượng trưng còn bao nhiêu ông gửi trả lại.
Hồi 4
Mị Nương làm Chánh Cung Hoàng Hậu
Võ Mị Nương bắt đầu gặp khó khăn.
Hai vị Quốc Công cùng các quan Trung Thư Lệnh và Thị Trung đều họp nhau phản đối việc truất ngôi Vương hậu và không chấp nhận Mị Nương lên thay.
Như thế là một mình Mị Nương phải một lúc đối phó với bốn vị lão thần.
Đứng đầu chính phủ trung ương đời Đường lúc ấy có ba cơ quan:
– Môn Hạ Tỉnh: lo thu nhận những báo cáo từ các nơi gửi về, đồng thời chuyển những mệnh lệnh, sắc chỉ của vua tới các quan thừa hành.
– Trung Thư Tỉnh: giúp Vua lo việc triều chính.
– Nội Các: hay Thượng Thư Tỉnh coi các bộ.
Treo pháp định, đứng đầu Nội các là quan Thừa tướng. Nhưng từ đời Đường Thái Tôn, vua thuờng kiêm nhiệm công việc của Thừa tướng, nên chức này trên thực tế không có nữa.
Điều khiển Nội các chỉ có hai vị Phó Thừa tướng là Tả Bộc Xạ và Hữu Bộc Xạ, cùng phẩm trật với Trung Thư Lệnh tức là vị quan đứng đầu Trung Thư Tỉnh.
Quyền hành tập trung trong tay vua và một nhóm triều thần thuộc Chính Sự Đường, tương tự như Hội đồng Tư Vấn. Tham dự hội đồng này gồm các quan từ tam phẩm trở lên hoặc các quan cấp thấp nhưng được phong hàm đồng Bình Chương Sự hoặc Tham Gia Cơ Vụ
.
Sau đây là các cơ quan và chức vị trong tổ chức triều đình. Các số ghi bên cạnh các chức vụ là để chỉ phẩm trật của vị quan đó (ví dụ: (1) Nhất phẫm (2) Nhị phẩm, vv.)
Tam Công (1) và Tam Cô (1):
Tam Công gồm Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo.
Tam Cô gồm Thiếu Sư, Thiếu Phó, Thiếu Bảo
Là những cố vấn tối cao của vua, như những vị lão thần có danh vọng. Tuy nhiên chỉ là hư hàm, không có nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.
Hội đồng Tư Vấn hay Chính Sự Đường:
Thường gồm có quan Thị Trung, hai vị Thị Lang, quan Trung Thư Lệnh, hai vị Trung Thư Thị Lang, và các quan được vua chỉ định, phong cho đồng hàng tam phẩm.
Môn Hạ Tĩnh:
Gồm quan Thị Trung (1) và hai Thị Lang (2).
Trung Thư Tỉnh:
Gồm quan Trung Thư Lệnh (2) và hai Trung Thư Thị Lang (2).
Nội Các hay Thượng Thư Tỉnh:
Gồm các quan Thừa Tướng (2) thường không có trong thực tế, và hai Phó Thừa Tướng (2) là Tả Bộc Xạ và Hữu Bộc Xạ.
Ngoài ra còn có Thượng Thư (2) bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công.
Ngoài các cơ quan trên còn có Ngự Sử Đài gồm các quan Đô Ngự Sử (2), phó Đô Ngự Sử (4). Giám Sát Ngự Sử (4), v.v.
để lo việc giám sát chính quyền trung ương và địa phượng.
Về tư pháp có Đại Lý Viện trông coi việc xử án.
Đứng về phe Vương hậu hiện có các quan: Tả Bộc Xạ Toại Lương, hai Nguyên Soái Vô Kỵ, Thị Trung họ Hàn và Trung Thư Lệnh họ Lại.
Ngoài ra còn có Đại Tướng quân Lý Tích từng phò vua Thái Tôn đi chinh chiến, là một người thật thà, ngay thẳng, nhưng lập trường thiếu vững chắc.
Trước khi vào chầu, Vô Kỵ kể hết cho Toại Lương nghe về cuộc viếng thăm của Vua và Mị Nương cùng các chuyện đã xảy ra tại tư dinh của ông. Các triều thần đều có vẻ lo lắng như đang chờ đợi một cơn bão tố.
Họ phải tìm cách ngăn cản Vua, nhưng ai sẽ lên tiếng trước.
Võ Mị Nương bắt đầu gặp khó khăn.
Hai vị Quốc Công cùng các quan Trung Thư Lệnh và Thị Trung đều họp nhau phản đối việc truất ngôi Vương hậu và không chấp nhận Mị Nương lên thay.
Như thế là một mình Mị Nương phải một lúc đối phó với bốn vị lão thần.
Đứng đầu chính phủ trung ương đời Đường lúc ấy có ba cơ quan:
– Môn Hạ Tỉnh: lo thu nhận những báo cáo từ các nơi gửi về, đồng thời chuyển những mệnh lệnh, sắc chỉ của vua tới các quan thừa hành.
– Trung Thư Tỉnh: giúp Vua lo việc triều chính.
– Nội Các: hay Thượng Thư Tỉnh coi các bộ.
Treo pháp định, đứng đầu Nội các là quan Thừa tướng. Nhưng từ đời Đường Thái Tôn, vua thuờng kiêm nhiệm công việc của Thừa tướng, nên chức này trên thực tế không có nữa.
Điều khiển Nội các chỉ có hai vị Phó Thừa tướng là Tả Bộc Xạ và Hữu Bộc Xạ, cùng phẩm trật với Trung Thư Lệnh tức là vị quan đứng đầu Trung Thư Tỉnh.
Quyền hành tập trung trong tay vua và một nhóm triều thần thuộc Chính Sự Đường, tương tự như Hội đồng Tư Vấn. Tham dự hội đồng này gồm các quan từ tam phẩm trở lên hoặc các quan cấp thấp nhưng được phong hàm đồng Bình Chương Sự hoặc Tham Gia Cơ Vụ
.
Sau đây là các cơ quan và chức vị trong tổ chức triều đình. Các số ghi bên cạnh các chức vụ là để chỉ phẩm trật của vị quan đó (ví dụ: (1) Nhất phẫm (2) Nhị phẩm, vv.)
Tam Công (1) và Tam Cô (1):
Tam Công gồm Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo.
Tam Cô gồm Thiếu Sư, Thiếu Phó, Thiếu Bảo
Là những cố vấn tối cao của vua, như những vị lão thần có danh vọng. Tuy nhiên chỉ là hư hàm, không có nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.
Hội đồng Tư Vấn hay Chính Sự Đường:
Thường gồm có quan Thị Trung, hai vị Thị Lang, quan Trung Thư Lệnh, hai vị Trung Thư Thị Lang, và các quan được vua chỉ định, phong cho đồng hàng tam phẩm.
Môn Hạ Tĩnh:
Gồm quan Thị Trung (1) và hai Thị Lang (2).
Trung Thư Tỉnh:
Gồm quan Trung Thư Lệnh (2) và hai Trung Thư Thị Lang (2).
Nội Các hay Thượng Thư Tỉnh:
Gồm các quan Thừa Tướng (2) thường không có trong thực tế, và hai Phó Thừa Tướng (2) là Tả Bộc Xạ và Hữu Bộc Xạ.
Ngoài ra còn có Thượng Thư (2) bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công.
Ngoài các cơ quan trên còn có Ngự Sử Đài gồm các quan Đô Ngự Sử (2), phó Đô Ngự Sử (4). Giám Sát Ngự Sử (4), v.v.
để lo việc giám sát chính quyền trung ương và địa phượng.
Về tư pháp có Đại Lý Viện trông coi việc xử án.
Đứng về phe Vương hậu hiện có các quan: Tả Bộc Xạ Toại Lương, hai Nguyên Soái Vô Kỵ, Thị Trung họ Hàn và Trung Thư Lệnh họ Lại.
Ngoài ra còn có Đại Tướng quân Lý Tích từng phò vua Thái Tôn đi chinh chiến, là một người thật thà, ngay thẳng, nhưng lập trường thiếu vững chắc.
Trước khi vào chầu, Vô Kỵ kể hết cho Toại Lương nghe về cuộc viếng thăm của Vua và Mị Nương cùng các chuyện đã xảy ra tại tư dinh của ông. Các triều thần đều có vẻ lo lắng như đang chờ đợi một cơn bão tố.
Họ phải tìm cách ngăn cản Vua, nhưng ai sẽ lên tiếng trước.
Dĩ nhiên Vô Kỵ là người đầu tiên phải gánh vác chuyện này, nhưng Toại Lương can:
– Tướng quân hãy để tại hạ tâu cho. Tướng quân là cậu của Hoàng Thượng sẽ khó ăn khó nói.
– Hãy để quan Trung Thư Lệnh tâu, có được không?
– Cũng không được. Chức vị đó đứng đầu bá quan. Nếu Hoàng Thượng khăng khăng không nghe lời thì sinh xung đột lớn.
– Còn chức Tả Bộc Xạ của đại nhân lại không lớn sao?
– Bản thân tại hạ không đáng kể. Tại hạ xuất thân từ một gia đình tầm thuờng, quan tước đối với tại hạ chỉ là tạm bợ. Đã hứa với Tiên đế, tại hạ phải làm tròn phận sự. Nếu không, làm sao tại hạ có thể gặp lại người nơi chín suối.
Các triều thần xếp hàng để vào chầu khi nghe chuông rung.
Vua lâm trào, ngự trên ngai, Võ Mị Nương ngồi phía trong, sau một tấm màn bằng lụa, để theo dõi buổi chầu mà nàng biết sẽ có liên quan rất nhiều đến nàng.
Cao Tôn mở lời trước. Vua kể chuyện Hoàng hậu dùng tà pháp trù ếm ông. Như vậy bà không còn xứng đáng làm bậc mẫu nghi thiên hạ, cần phải truất ngôi.
Toại Lương bèn bước ra, tâu:
– Muôn tâu Bệ Hạ, xin Bệ Hạ hãy xét lại. Hoàng hậu là người do Tiên đế chọn. Khi hấp hối, Tiên đế bảo hạ thần: Đây là con hiền, dâu thảo của trẫm. Trẫm gửi lại cho khanh.
Chính Bệ Hạ cũng nghe thấy. Hoàng hậu là người tốt. Không có bằng cớ gì chắc chắn chứng tỏ Hoàng hậu đã phạm tội. E rằng khó có thể truất ngôi Hoàng hậu được.
Cao Tôn bình tỉnh lấy ra hình nhân bằng gỗ:
– Hãy xem đây.
Rồi Vua đưa hình nhân cho mọi người xem. Các quan thấy một chiếc đinh nhọn đóng ngay giữa tim của hình nhân, trên thân hình nhân có ghi đầy đủ tên họ, tử vi của Cao Tôn.
Toại Lương vẫn thản nhiên:
– Sao Bệ Hạ không điều tra? Chắc chắn có nhiều người dính líu vào vụ này: Người đẽo tượng, các tòng phạm, những người dự kiến, và một tay phù thuỷ. Các thị nữ phải biết một trong những người đó. Cứ hỏi chúng là ra hết. Sao Bệ Hạ có thể chắc rằng vụ này không phải do tay một người khác muốn vu hại Hoàng hậu?
Vua ngồi yên.
Quan Trung Thư Lệnh tiến ra tiếp lời Toại Lương:
– Xin Bệ Hạ tha tội cho những lời không phải của hạ thần. Thay đổi Hoàng hậu một cách khinh xuất rất có hại cho xả tắc. Hạ thần e rằng sẽ có nhiều xáo trộn trong triều đình, cũng như ngoài dân chúng. Hạ thần cũng đồng ý với quan Tả Bộc Xạ là không nên phế Hoàng hậu.
Khi Vô Ky dợm bước ra tâu thêm, vua tức giận quát lớn:
– Lui ra hết !
Buổi chầu chấm dứt ngang.
– Tướng quân hãy để tại hạ tâu cho. Tướng quân là cậu của Hoàng Thượng sẽ khó ăn khó nói.
– Hãy để quan Trung Thư Lệnh tâu, có được không?
– Cũng không được. Chức vị đó đứng đầu bá quan. Nếu Hoàng Thượng khăng khăng không nghe lời thì sinh xung đột lớn.
– Còn chức Tả Bộc Xạ của đại nhân lại không lớn sao?
– Bản thân tại hạ không đáng kể. Tại hạ xuất thân từ một gia đình tầm thuờng, quan tước đối với tại hạ chỉ là tạm bợ. Đã hứa với Tiên đế, tại hạ phải làm tròn phận sự. Nếu không, làm sao tại hạ có thể gặp lại người nơi chín suối.
Các triều thần xếp hàng để vào chầu khi nghe chuông rung.
Vua lâm trào, ngự trên ngai, Võ Mị Nương ngồi phía trong, sau một tấm màn bằng lụa, để theo dõi buổi chầu mà nàng biết sẽ có liên quan rất nhiều đến nàng.
Cao Tôn mở lời trước. Vua kể chuyện Hoàng hậu dùng tà pháp trù ếm ông. Như vậy bà không còn xứng đáng làm bậc mẫu nghi thiên hạ, cần phải truất ngôi.
Toại Lương bèn bước ra, tâu:
– Muôn tâu Bệ Hạ, xin Bệ Hạ hãy xét lại. Hoàng hậu là người do Tiên đế chọn. Khi hấp hối, Tiên đế bảo hạ thần: Đây là con hiền, dâu thảo của trẫm. Trẫm gửi lại cho khanh.
Chính Bệ Hạ cũng nghe thấy. Hoàng hậu là người tốt. Không có bằng cớ gì chắc chắn chứng tỏ Hoàng hậu đã phạm tội. E rằng khó có thể truất ngôi Hoàng hậu được.
Cao Tôn bình tỉnh lấy ra hình nhân bằng gỗ:
– Hãy xem đây.
Rồi Vua đưa hình nhân cho mọi người xem. Các quan thấy một chiếc đinh nhọn đóng ngay giữa tim của hình nhân, trên thân hình nhân có ghi đầy đủ tên họ, tử vi của Cao Tôn.
Toại Lương vẫn thản nhiên:
– Sao Bệ Hạ không điều tra? Chắc chắn có nhiều người dính líu vào vụ này: Người đẽo tượng, các tòng phạm, những người dự kiến, và một tay phù thuỷ. Các thị nữ phải biết một trong những người đó. Cứ hỏi chúng là ra hết. Sao Bệ Hạ có thể chắc rằng vụ này không phải do tay một người khác muốn vu hại Hoàng hậu?
Vua ngồi yên.
Quan Trung Thư Lệnh tiến ra tiếp lời Toại Lương:
– Xin Bệ Hạ tha tội cho những lời không phải của hạ thần. Thay đổi Hoàng hậu một cách khinh xuất rất có hại cho xả tắc. Hạ thần e rằng sẽ có nhiều xáo trộn trong triều đình, cũng như ngoài dân chúng. Hạ thần cũng đồng ý với quan Tả Bộc Xạ là không nên phế Hoàng hậu.
Khi Vô Ky dợm bước ra tâu thêm, vua tức giận quát lớn:
– Lui ra hết !
Buổi chầu chấm dứt ngang.
No comments:
Post a Comment