Tình Sử Võ Tắc Thiên - 11

Cã mấy năm nay San San ở trong cung mà không ai nói cho nàng hay về những điều mờ ám trong cái chết của mẹ nàng. Thực ra không ai dám rước hoạ vào thân. Tuy chính mắt nàng đã chứng kiến mẹ nàng chết, nhưng nàng cũng chỉ tưởng đó là một tai nạn tự nhiên. Vả lại Võ Hậu, dì ruột nàng, vẫn thường nhấn mạnh rằng các thức ăn trong cung đều được kiểm soát cẩn thận trước khi đem ra, vậy bà Công tước chết vì số mạng, nàng lại càng không nghi ngờ gì.
Vẻ hồn nhiên của San San làm Cao Tôn thích thú. Một hôm hai người đi dạo chơi trong vườn, nàng đưa tay choàng qua người ông. Đối với nàng, Cao Tôn là một người dượng nên cử chỉ nàng hết sức tự nhiêu, nhưng Cao Tôn vội nói:
– Đừng làm như vậy !
San San rút tay về, ngạc nhiên nói:
– Sao thế?
Cao Tôn ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
– Coi chừng dì cháu trông thấy !
San San càng ngạc nhiên:
– Trông thấy thì sao? Cháu không hiểu.
Cao Tôn hỏi lại:
– Cháu không hiểu thật sao?
Ông nhìn thật nghiêm nghị vào mặt cô bé một lát, rồi bất giác ông thở dài, đưa mắt nhìn về phía xa:
– Ta đã giết mẹ cháu. Thật ra, ta phải chịu trách nhiệm về cái chết của mẹ cháu. Vì ta quá thân mật với bà mà bà bị giết.
San San có vẻ bàng hoàng. Những chuyện nầy vượt xa bộ óc ngây thơ của nàng.
Ngừng một chút. Cao Tôn nói tiếp:
– Chuyện này rất bí mật. Mẹ cháu chết vì bị đầu độc. Dì cháu dám làm bất cứ việc gì, vì vậy mà ta bảo cháu phải coi chừng, đừng bao giờ để lộ cho dì cháu biết là ta rất mến cháu. Nếu có chuyện gì xảy ra chắc ta sẽ ân hận suốt đời.
Cao Tôn không nói những chi tiết bí mật, những nguyên nhân sâu xa của câu chuyện vì ông không muốn đầu độc bộ óc non nớt của nàng.
San San được theo Cao Tôn và Võ Hậu đi Thái Sơn.

Lễ Phong Sơn là một lễ lớn vào tháng tám, chỉ được tổ chức vào những dịp thật đặc biệt. Trước kia vua Thái Tôn tổ chức lễ này sau khi ông lên ngôi được mười một năm để kỷ niệm cuộc vãn hồi hoà bình và thống nhất xứ sở. Đến năm 641, ông định tổ chức lễ này lần thứ hai để mừng thành quả trong chiến dịch Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng vào tháng sáu năm đó, sao Chổi xuất hiện nên đã bị huỷ bỏ.
Võ Hậu đã được theo Thái Tôn xem lễ một lần từ hồi còn nhỏ. Bà đã say mê, không phải vì ý nghĩa tôn giáo mà vì vẻ huy hoàng rực rỡ của nó.
Lễ Phong Sơn là một hành trình xa xôi, chậm chạp, làm tê liệt guồng máy chính quyền trong hàng năm trời và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt các địa phương mà Vua ngự giá đi qua ít ra trong sáu tháng. Cuộc lễ lôi cuốn theo tất cả triều đình với hàng chục ngàn người, ngựa xe, trâu bò, các thị vệ của Vua cũng như các vương hầu.
Mỗi khi đoàn người dừng lại ở đâu là các quan địa phương lại bù đầu lo nơi ăn chốn ở cho Vua cùng các Vương, Công, Khanh, Tướng, và gia quyến họ. Vô phúc cho vị quan nào thiếu bổn phận chọc giận tới các ông đó !
Lệnh triệu lập các quan đã ban ra. Tất cả các Vương tước và Đại thần, trừ những người mắc việc quan binh trọng yếu, đều phải về tập trung tại Lạc Dương. Gần đến ngày khởi hành, ngoài đường luôn luôn tấp nập ngựa xe, lính tráng, vì ngoài gia đình của Triều thần còn có đủ mặt các Vương tước, Tù trưởng các bộ lạc và Sứ thần từ các nước Thổ Nhỉ Kỳ, Ba Tư, Vu Điền, Ấn Độ, Nhật Bản, Đại Hàn, Nam Cao Ly v.v. Mỗi vương tước và đám thuộc hạ hợp thành một đội riêng mang cờ xí, huy hiệu, tàn lọng, màu sắc phân biệt với các đội khác. Cả đoàn người dài bốn năm chục cây số di chuyển cùng một lúc đường xá chật ních những xe, ngựa, lạc đà.
Về ban đêm người ta có thể trông thấy nhưng dẫy lều tròn xung quanh các làng mạc và các khu đất rộng. Nói tóm lại, đất cát của ba tỉnh lớn bị đảo lộn dưới gót chân của đoàn người vĩ đại.
Tháng mười hai đoàn người tiến vào địa Phận tỉnh Sơn Đông và nghỉ lại Tế Châu Tế Nam mười ngày trước khi đi Thái Sơn.
Cuộc hành lễ được trù tính bắt đầu vào ngày mùng một Tết. Tất cả các quan lại có bổn phận sắp đặt chương trình đều phải tới chân núi từ mười ngày trước.
Ngày mồng một tháng giêng lễ rồi, ngày mồng hai Vua và một số người lên núi làm lễ đặt tên hiệu cho núi, và ngày mồng ba tất cả kéo xuống đồng bằng để làm lễ Đất. Vua và các người dự lễ phải tẩy uế và cữ sắc dục từ mấy ngày trước.
Môt điều đặc biệt và có vẻ khôi hài trong bửa lễ là sự có mặt của Võ Hậu. Theo lệ, đàn bà không được dự lễ, nhưng trước khi đi Võ Hậu đã nhấn mạnh với Vua là luật lệ này phải sửa đổi để bà tham dự. Vua biết làm như vậy là sái luật, là phạm vào điều cấm kỵ của tiền nhân, nhưng cũng chấp thuận, vì nếu không cuộc đi đã không thành.
Đoàn người đến Lạc Dương vào tháng tư. Vừa đi vừa về mất đúng sáu tháng.
Chuyện đáng nói nhất trong chuyến đi là chuyện về San San, cô gái ngây thơ con bá Công tước.
Không kể hai người anh cùng cha khác mẹ đã bị đày đi xa và chết vì tay bà. Võ Hậu còn có một số anh em họ và ba người chú.
Trong thời gian hành lễ tại Thái Sơn, hai người anh họ của bà là Vị Lương và Hoài Nguyên – một trong hai người làm Án Sát tại Sơn Đông – cũng tới dự.
Được gặp hai ông cậu, San San rất mừng rỡ, vui vẻ chuyện trò. Nàng không quên kể cho hai người nghe chuyện Võ Hậu mưu hại hai người anh cùng cha khác mẹ của bà và chuyện bà đã giết mẹ nàng bằng thuốc độc.
Không may, lúc ba người nói chuyện, có kẻ rình nghe và báo cáo lại cho Võ Hậu. Bà vẫn lặng lờ như không biết gì, ân cần mời hai người anh họ về kinh đô chơi.
Một ngày kia Vị Lương và Hoài Nguyên được mời tới cung dự yến. Theo lời dặn của Võ Hậu, hai người lựa vài món thật ngon đem đến để cùng ăn. Trong khi chờ đợi Cao Tôn, Võ Hậu bảo thị nữ mang mấy thứ mà hai người mới mang tới ra ăn thử.
San San cũng được chia phần, nhưng khi nàng vừa nuốt vào bụng được một chút thì ruột bỗng quặn đau, mặt nàng tái nhợt và lục phủ ngủ tạng như bị lửa đốt. Một lát sau máu từ mũi nàng trào ra. Mọi người sợ hãi, vội đưa nàng đi nằm. Có điều đáng chú ý là trừ nàng, những người khác đều không việc gì.
Khi Cao Tôn tới, ông la hoảng khi thấy cô bé đang lăn lộn, rên xiết. Chắc chắn cô phải chết. Cao Tôn nhớ trường hợp bà Công tước chết cũng y hệt như vậy.
Đêm hôm đó San San chết, Nàng ra đi giữa tuổi tươi đẹp nhất của người con gái.
Cao Tôn ruột gan tan nát. Lòng ông lại trải qua nhưng chua chát, đắng cay đối với một cô bé ngây thơ, vô tội, người ta lại có thể tàn ác như vậy sao?
Anh em Vị Lương cũng rất kinh hoảng.
Võ Hậu nước mắt như mưa, than:
– Trời ơi ! Cháu tôi ! Chị tôi mất đi để lại có mình nó, bây giờ trời cũng bắt nó đi nữa sao? Cũng tại hai tên sát nhân này !
Quay sang Cao Tôn, Võ Hậu tiếp:
– Thiếp biết chúng định tâm giết Bệ Hạ, nhưng không may San San ăn phải.
Thế là Vị Lương và Hoài Nguyên bi bắt quả tang giết người, có Võ Hậu làm chứng.
Hai người bị đem xử tử.
Cả ba người biết nhiều về chuyện Võ Hậu đã trở thành những người kín miệng nhất
Hồi 9
Thành tích của bà nội
Cao Tôn cảm thấy mình không khác một con chim bị nhốt trong lồng vàng, trong lồng không còn con chim nào khác để ông bầu bạn. Các cơn đau hành hạ ông dữ dội và bệnh tình càng trầm trọng hơn trước.
Tóc ông đã bạc màu nhiều. Niềm an ủi của ông hiện giờ là Thái tử Hoằng, một vị Thái tử có nhiều triển vọng thành công khi lên ngôi. Hoằng là một thanh niên trẻ tuổi, hăng hái, luôn luôn giữ được phong cách của một Thái tử. Chàng là con trai đầu lòng của Võ Hậu, dĩ nhiên chẳng ai dám mưu giết chàng.
Năm 673, Vua hoàn toàn suy yếu, Thái tử phải thay mặt Vua lo việc các bộ để Vua và Hoàng Hậu về nghỉ tại Đông đô – Lạc Dương – Chỉ nhưng việc thật quan trọng, Thái tử mới phải hỏi ý kiến Vua, hay nói đúng hơn, ý kiến Võ Hậu, vì Vua thường nằm liệt giường.
Nói tóm lại Có ba giai đoạn trong thời kỳ Võ Tắc Thiên làm Hoàng hậu: Mười năm đầu, việc lâm trào thường xuyên do Cao Tôn, thỉnh thoảng do Võ Hậu. Mười năm thứ nhì, giai đoạn Nhị Thánh, hai người cùng lâm trào nghị sự. Và mười năm cuối cùng, giai đoạn Thánh Hậu, Võ Hậu thuờng xuyên, còn Cao Tôn chỉ thỉnh thoảng.
Trong giai đoạn thứ ba, từ năm 674 trở đi, Võ Hậu toàn quyền hành động.
Kỷ nguyên mới bắt đầu với một chương lệnh chính trị nghe rất kêu. Tài lảnh đạo và khả năng chính trị của bà được biểu hiện qua một lá thư viết cho Cao Tôn với tư cách của một người vợ khiêm nhượng.
Lá thư này gồm mười hai điểm nhằm cải tổ xã hội và chính phủ một cách rộng lớn:
1. Phát triển nông nghiệp và nghề tầm tang, giảm bớt công việc cho giới lao động.
2. Miễn thuế cho các tỉnh phía Tây Bắc.
3. Văn hồi đạo đức để chung sống hoà bình.
4. Cấm xa hoa lãng phí.
5. Giảm thiểu đến mức tối đa việc trưng tập binh lính.
6. Tự do phát biểu ý kiến.
7. Không chấp nhận những quan lại bất chính và những quan lại chỉ biết nghe lệnh một cách mù quáng.
8. Tất cả quan tước từ Vương, Công trở xuống phải học Đạo Đức Kinh của Lão Tử – cũng họ Lý với các vua đời Đường.
9. Thời gian để tang mẹ là ba năm dù cha còn sống – tượng trưng sự bình đẳng giữa nam và nữ.
10. Những quan lại về hưu vẫn được giữ nguyên tước hiệu và phẩm trật.
11. Các quan tại kinh đô từ bát phẩm trở lên đều được tăng lương.
12. Các quan thâm niên đều được cứu xét và thăng trật nếu có công.
Ba điểm sau cùng giúp Võ Hậu được lòng nhiều người trong giới quan lại toàn quốc.
Nói một cách tổng quát, hầu hết các chính trị gia có một cái nhìn bao quát đều có thể nghĩ ra những cải tổ trên. Toàn quốc không có ai phản đối những cải tổ nầy, nhất là điểm vãn hồi đạo đức để chung sống hoà bình.
Những chuyện bực mình dường như luôn luôn đeo đuổi Cao Tôn.
Năm 675, lại thêm một biến cố trong gia đình làm cho ông mất hết sinh thú.
Thái tử Hoằng là một người học thức, hơi lý tưởng và nhạy cảm giống vua cha. Từ thời thơ ấu, chàng đã được rèn luyện để sau này làm người kế vị. Các học giã uyên bác được mới vào cung để chỉ dẫn chàng tất cả các môn, kể cả làm quen với việc triều chính.
Hiện chàng đã hai mươi ba tuổi và đang được trao quyền dần dần. Trông hai năm 671 và 672, chàng đã giữ trọn quyền tại Trường An để vua cha dưỡng bệnh ở Lạc Dương. Chàng đã cưới con gái của một vị học giả nên vị học giả nầy cùng các bạn của ông hết lòng phò tá chàng. Mọi việc tiến triển tốt đẹp.

Trong thời gian nghiên cứu nghệ thuật cai trị. Hoằng đã học được rất nhiều đức tính của ông nội -Vua Thái Tôn- là lòng nhân ái và sự lo lắng cho dân.
Chàng rất cảm thông đời sống cơ cực của đám binh lính, nhưng vì chưa lên ngôi nên chàng chỉ có thể giúp họ bằng cách bãi bỏ chế độ bắt vợ con các lính đào ngũ làm nô lệ, tuy chế độ nghiêm khắc nầy giúp quân đội của Thái Tôn rất hùng mạnh.
Theo chàng biết có nhiều lính không đào ngũ mà lại bị ghép tội đào ngũ. Sau mỗi lần đánh, luôn luôn có những kẻ thất lạc không về trình diện được vì nhưng lý do bất khả kháng. Vi dụ có người bơi qua sông bị chết đuối, có người bị đau ốm bất ngờ hay bị quân thù bắt, v.v. Sẽ có sự lầm lẫn lớn nếu chỉ kiểm điểm xác chết tại trận, còn những người mất tích đều coi là đào ngũ và đem vợ con họ ra trừng trị.
Năm 672- 673 trời hạn hán, nạn đói khủng khiếp xảy ra tại mấy tỉnh Tây Bắc Trung Hoa, dân chúng chết vô số. Khi đi viếng thăm binh lính, Thái tử Hoằng thấy họ chỉ ăn toàn vỏ và trái cây rừng, chàng bèn ra lịnh lấy gạo từ kho riêng ra phát cho họ. Chàng còn xin phép Vua chia những đất công tại Đông Châu cho dân nghèo để cày cấy.

No comments:

Post a Comment