Người ta kể rằng các phạm nhân đói quá nhiều khi ăn cả mền trải giường.
Sau khi hành hạ thể xác tới dằn vật tinh thần, phạm nhân bị tra hỏi liên miên và không được ngủ. Mỗi khi phạm nhân chợp mắt là lại có người lôi cổ dậy ngay. Cứ như thế trong mấy đêm liền, đầu óc phạm nhân sẽ bị căng thẳng và hết chịu đựng nỗi, phải nhận tội bừa rồi muốn ra sao thì ra.
Phương pháp này mang lại nhiều kết quả nhất và phạm nhân cũng không mang vết tích của sự tra tấn. Đối với thời đó phương pháp hành hạ tinh thần hoàn toàn mới mẻ và kỳ diệu.
Chúng ta phải công nhận rằng họ Lại đã có một phát minh rất lớn lao. Tất cả bằng người tự nhận mình có sáng kiến nghĩ ra cách làm kiệt quệ tinh thần phạm nhân phải nhớ rằng họ đã bắt chước Lại Tuấn Trân dưới thời Võ Hậu.
Họ Lại còn áp dụng phương pháp lợi dụng tình cảm gia đình để uy hiếp phạm nhân phải thú tội.
Nói về các hình cụ tra tấn, có mười thứ đặc biệt mang tên rất rùng rợn và kỳ quái.
Theo cuốn nhật ký của Châu Cửu – một Pháp quan thời Võ Hậu-, mười thứ đó là:
1. Máu-ngưng-chạy
2. Chẹn-nghẹt-thở
3. La-hét-trên-mặt-đất
4. Thú-nhận-gấp
5. Hấp-hối-kinh-dị
6. Tôi-là-phiến-loạn
7. Điều-đó-đúng
8. Heo-dẫy-chết
9. Muốn-chết-ngay
10. Muốn-toàn-gia-tru-diệt
Các hình cụ, có thứ dùng để treo và vặn chân tay phạm nhân, có thứ dựng đồ kéo lê phạm nhân trên mặt đất, đầu mang gông, ngực chất bao cát, và khi đem ai xét xử, các hình cụ này thường được đem ra bày để áp đảo tinh thần, và thường thường các phạm nhân chịu thú tội ngay để tránh cực hình.
Sau khi hành hạ thể xác tới dằn vật tinh thần, phạm nhân bị tra hỏi liên miên và không được ngủ. Mỗi khi phạm nhân chợp mắt là lại có người lôi cổ dậy ngay. Cứ như thế trong mấy đêm liền, đầu óc phạm nhân sẽ bị căng thẳng và hết chịu đựng nỗi, phải nhận tội bừa rồi muốn ra sao thì ra.
Phương pháp này mang lại nhiều kết quả nhất và phạm nhân cũng không mang vết tích của sự tra tấn. Đối với thời đó phương pháp hành hạ tinh thần hoàn toàn mới mẻ và kỳ diệu.
Chúng ta phải công nhận rằng họ Lại đã có một phát minh rất lớn lao. Tất cả bằng người tự nhận mình có sáng kiến nghĩ ra cách làm kiệt quệ tinh thần phạm nhân phải nhớ rằng họ đã bắt chước Lại Tuấn Trân dưới thời Võ Hậu.
Họ Lại còn áp dụng phương pháp lợi dụng tình cảm gia đình để uy hiếp phạm nhân phải thú tội.
Nói về các hình cụ tra tấn, có mười thứ đặc biệt mang tên rất rùng rợn và kỳ quái.
Theo cuốn nhật ký của Châu Cửu – một Pháp quan thời Võ Hậu-, mười thứ đó là:
1. Máu-ngưng-chạy
2. Chẹn-nghẹt-thở
3. La-hét-trên-mặt-đất
4. Thú-nhận-gấp
5. Hấp-hối-kinh-dị
6. Tôi-là-phiến-loạn
7. Điều-đó-đúng
8. Heo-dẫy-chết
9. Muốn-chết-ngay
10. Muốn-toàn-gia-tru-diệt
Các hình cụ, có thứ dùng để treo và vặn chân tay phạm nhân, có thứ dựng đồ kéo lê phạm nhân trên mặt đất, đầu mang gông, ngực chất bao cát, và khi đem ai xét xử, các hình cụ này thường được đem ra bày để áp đảo tinh thần, và thường thường các phạm nhân chịu thú tội ngay để tránh cực hình.
Theo Châu Cửu, còn có những trò dã man khác như đổ bùn vào tai, kẹp sọ, buộc vào bánh xe đang quay, chèn ngực, cắm chông tre vào móng tay, túm tóc treo lên trần nhà, và hơ lửa vào mắt phạm nhân.
Điều đáng sợ nhất cho nạn nhân thời đó là việc mật báo truy tố xét xử đều do một người hay một cơ quan đảm nhận. Một khi bị bắt, chắc chắn nạn nhân có tội.
Thêm vào đó hình phạt thường liên can đến cả gia đình nạn nhân, trong khi tra tấn những nạn nhân cứng đầu, bọn ngục tốt thường hăm doạ sẽ không tha cả cha mẹ vợ con của họ để nạn nhân chột dạ và ký giấy nhận tội.
Ngoài ra chúng dụ dổ họ đổ tội cho bạn bè thân thích để được hưởng trường hợp giảm khinh.
Tuy nhiên, giữa lúc văn minh thoái hoá, giá trị con người giảm sút tối đa này, vẫn có những nhân vật can đảm đứng ra tranh đấu để hoặc bị giết hoặc phá vỡ chế độ man rợ của nhưng tên quan toà kiêm đao phủ.
Trước hết phải kể đến quan Thị Lang Lưu Vệ Chi.
Người ta kể trong khi nói chuyện với bạn bè, quan Thị Lang đã tuyên bố Võ Hậu nên trả ngôi lại cho con trai, và ông bị truy tố. Ông từ chối đến trình diện vì trát đòi bất hợp pháp, không có con dấu của Môn Hạ Tỉnh – thủ tục này mọi người thuờng quên – Khi bị đem ra xử, ông không chịu rút lại lời nói cho dù bạn bè đã khuyến cáo ông rất nhiều.
Theo ông, câu nói Võ Hậu nên trả ngôi cho Đán không phải là tội bất trung. Ông cũng không chịu khai ra những người khác mặc dù họ Lại đã cố gắng hết cách.
Ông nói:
– Thượng đế không cho phép ta làm một tên điềm chỉ !
Vì kính trọng ông, Võ Hậu cho phép ông được tự treo cổ. Trước khi chết, ông viết một bức thư tuyệt mạng cho Võ Hậu. Thẳng thắn bênh vực lý lẽ của ông ; sau đó ông dùng một bữa cơm cuối cùng với gia đình rồi khăn áo chỉnh tề và tự treo cổ chết.
Trong số những người noi gương ông phải kể đến Nguỵ Phương Tế, Nguỵ Tuyên Đồng và Âu Dương Đông.
Điều đáng sợ nhất cho nạn nhân thời đó là việc mật báo truy tố xét xử đều do một người hay một cơ quan đảm nhận. Một khi bị bắt, chắc chắn nạn nhân có tội.
Thêm vào đó hình phạt thường liên can đến cả gia đình nạn nhân, trong khi tra tấn những nạn nhân cứng đầu, bọn ngục tốt thường hăm doạ sẽ không tha cả cha mẹ vợ con của họ để nạn nhân chột dạ và ký giấy nhận tội.
Ngoài ra chúng dụ dổ họ đổ tội cho bạn bè thân thích để được hưởng trường hợp giảm khinh.
Tuy nhiên, giữa lúc văn minh thoái hoá, giá trị con người giảm sút tối đa này, vẫn có những nhân vật can đảm đứng ra tranh đấu để hoặc bị giết hoặc phá vỡ chế độ man rợ của nhưng tên quan toà kiêm đao phủ.
Trước hết phải kể đến quan Thị Lang Lưu Vệ Chi.
Người ta kể trong khi nói chuyện với bạn bè, quan Thị Lang đã tuyên bố Võ Hậu nên trả ngôi lại cho con trai, và ông bị truy tố. Ông từ chối đến trình diện vì trát đòi bất hợp pháp, không có con dấu của Môn Hạ Tỉnh – thủ tục này mọi người thuờng quên – Khi bị đem ra xử, ông không chịu rút lại lời nói cho dù bạn bè đã khuyến cáo ông rất nhiều.
Theo ông, câu nói Võ Hậu nên trả ngôi cho Đán không phải là tội bất trung. Ông cũng không chịu khai ra những người khác mặc dù họ Lại đã cố gắng hết cách.
Ông nói:
– Thượng đế không cho phép ta làm một tên điềm chỉ !
Vì kính trọng ông, Võ Hậu cho phép ông được tự treo cổ. Trước khi chết, ông viết một bức thư tuyệt mạng cho Võ Hậu. Thẳng thắn bênh vực lý lẽ của ông ; sau đó ông dùng một bữa cơm cuối cùng với gia đình rồi khăn áo chỉnh tề và tự treo cổ chết.
Trong số những người noi gương ông phải kể đến Nguỵ Phương Tế, Nguỵ Tuyên Đồng và Âu Dương Đông.
Song song với bọn chủ trương khủng bố, còn có những vị quan toà luôn luôn đề cao giá trị của luật pháp, không chịu tiếp tay với lũ hung thần.
Đáng kể nhất là Hứa Ngọc Cung và Đổ Kính Chi. Hai ông này còn giữ những chức vụ quan trọng sẽ nói ở cuối truyện- Hai ông thường dùng quyền của mình để che chở những người vô tội.
Hứa đại nhân không bao giờ dùng cực hình. Các thuộc hạ theo gương ông, không hề đánh đập tội nhân.
Người ta thuờng nói:
– Gặp Hứa, Đổ là sống, gặp Lại, Sở là chết.
Có lần mẹ vợ Đán bị đem ra xử. Hứa đại nhân không chịu kết tội bà vì không đủ bằng cớ.
Nội vụ được đưa đến Võ Hậu, ông vẫn một mực bênh vực bị can, vì bà chỉ cầu nguyện cho linh hồn người con gái đã chết một cách bí mật trong cung.
Cầu nguyện không phải là một tội, và với tư cách quan toà ông phải duy trì luật pháp.
Võ Hậu hỏi ông:
– Nghe nói khanh tha nhiều người lắm phải không?
Hứa đại nhân ngang nhiên trả lời:
– Tâu Lệnh Bà, có thể thần tha lầm vài người nhưng đó chỉ là lỗi nhỏ. Bảo vệ những người vô tội mới là việc lớn.
Võ Hậu đày ông đi xa, nhưng vẫn phục ông. Mấy năm sau bà vời ông về và cho làm Đại thần.
Một lần nữa Võ Hậu tỏ ra luôn luôn nắm vững được hành động của mình. Bà cách chức họ Hứa vì tình hình bắt buộc cho phù hợp với chính sách khủng bố do chính bà tạm thời áp dụng. Khi bà đã ngồi vững trên ngai và không cần khủng bố nữa. Bà cho gọi những người có khả năng về làm quan.
Tháng ba năm 686, thi sĩ Trần Tử Ngang đã viết cho Võ Hậu một bức thư nhắc nhở bà về những vụ bắt bớ giam cầm trái pháp. Ông chỉ giữ một chức nhỏ trong nội các chuyên lo về duyệt tự các văn kiện trong triều.
Bức thư của ông cho ta thấy thực trạng xã hội thời bấy giờ:
Từ ngày Kỉnh Nghiệp dấy loạn, triều đình luôn luôn cố gắng truy lùng các dấu hiệu phản loạn. Lệnh bà đã buộc lòng phải áp dụng biện pháp thanh trừng bằng cách khủng bố và tra tấn, một sự nghi kỵ nhỏ cũng đưa đến tố cáo nhau và vô số người bị bắt. Nhiều kẻ bất tài đã lợi dụng thời cơ buộc tội người khác để được vinh thân phì gia. Hạ thần dám chắc rằng đây không phải là chủ ý của lệnh bà.
Thần trộm nghĩ người dân lành lúc nào cũng muốn được sống bình dị yên ổn. Điều mà thần hằng thắc mắc là Lệnh bà không để cho dư âm cuộc dấy loạn tự nó tiêu tan, mà Lệnh bà chủ trương làm khủng hoảng và mất lòng dân.
Thần đã được chứng kiến hàng trăm hàng ngàn vụ xét xử, mà chẳng thấy có ai được coi là vô tội. Lệnh bà đã vô tình khuyến khích bọn Pháp quan lập bè lập đảng hại người vô tội với những mục đích riêng tư. Chúng thường dựa vào các chứng cớ mong manh thiếu thực tế nhất, để ghép người khác vào những tội tầy đình như phản nghịch hay chống báng triều đình. Một người bị bắt thường lôi kéo theo hàng trăm người vào tù. Ngoài đường phố rất hay xảy ra cảnh các nho sĩ bị bắt và giải đi. Càng ngày số người bị tử hình càng nhiều. Dân chúng thường bảo nhau một người được Lệnh bà ưa thì một trăm người bị giết. Lòng dân hoang mang không biết họ đi về đâu….
Lá thư của ông chẳng có kết quả gì và Võ Hậu cũng không trừng phạt ông. Tại cuối lá thư ông đua ra một ví dụ trong lịch sử và thẳng thắn kết luận rằng chính sách khủng bố sẽ đưa tới các cuộc nỗi dậy lớn lao hơn nữa, khi toàn thể dân chúng phẫn nộ.
Thực ra lý luận của họ Trần chỉ đúng có một phần. Nếu hệ thống mật báo được tổ chức hoàn bị trên toàn quốc và chính sách khủng bố được đẩy mạnh tới mức độ thích nghi, chắc chắn mọi sự chống đối sẽ trở nên vô ích.
Võ Hậu biết rõ điều này và tự tin bà đã đi đúng đường.
Trần Tử Ngang tiếp tục tranh đấu.
Tháng ba và tháng mười năm 689, ông viết thêm hai lá thư cho Võ Hậu nhấn mạnh thêm về ý kiến của ông. Tuy không thành công, việc làm của ông cũng đáng ca ngợi vì ông là người đầu tiên dám tranh đấu cho nhân vị con người. Ông đã tỏ được dũng khí của một thi sĩ chân chính không bị lôi cuốn vào đám văn nô như bọn Diệu Thiệu Chi, Tống Chi Tổn, chuyên bợ Lệnh Bà, mua văn bán chữ để cầu vinh không khác gì bọn mãi dâm bán trôn nuôi miệng.
Đáng kể nhất là Hứa Ngọc Cung và Đổ Kính Chi. Hai ông này còn giữ những chức vụ quan trọng sẽ nói ở cuối truyện- Hai ông thường dùng quyền của mình để che chở những người vô tội.
Hứa đại nhân không bao giờ dùng cực hình. Các thuộc hạ theo gương ông, không hề đánh đập tội nhân.
Người ta thuờng nói:
– Gặp Hứa, Đổ là sống, gặp Lại, Sở là chết.
Có lần mẹ vợ Đán bị đem ra xử. Hứa đại nhân không chịu kết tội bà vì không đủ bằng cớ.
Nội vụ được đưa đến Võ Hậu, ông vẫn một mực bênh vực bị can, vì bà chỉ cầu nguyện cho linh hồn người con gái đã chết một cách bí mật trong cung.
Cầu nguyện không phải là một tội, và với tư cách quan toà ông phải duy trì luật pháp.
Võ Hậu hỏi ông:
– Nghe nói khanh tha nhiều người lắm phải không?
Hứa đại nhân ngang nhiên trả lời:
– Tâu Lệnh Bà, có thể thần tha lầm vài người nhưng đó chỉ là lỗi nhỏ. Bảo vệ những người vô tội mới là việc lớn.
Võ Hậu đày ông đi xa, nhưng vẫn phục ông. Mấy năm sau bà vời ông về và cho làm Đại thần.
Một lần nữa Võ Hậu tỏ ra luôn luôn nắm vững được hành động của mình. Bà cách chức họ Hứa vì tình hình bắt buộc cho phù hợp với chính sách khủng bố do chính bà tạm thời áp dụng. Khi bà đã ngồi vững trên ngai và không cần khủng bố nữa. Bà cho gọi những người có khả năng về làm quan.
Tháng ba năm 686, thi sĩ Trần Tử Ngang đã viết cho Võ Hậu một bức thư nhắc nhở bà về những vụ bắt bớ giam cầm trái pháp. Ông chỉ giữ một chức nhỏ trong nội các chuyên lo về duyệt tự các văn kiện trong triều.
Bức thư của ông cho ta thấy thực trạng xã hội thời bấy giờ:
Từ ngày Kỉnh Nghiệp dấy loạn, triều đình luôn luôn cố gắng truy lùng các dấu hiệu phản loạn. Lệnh bà đã buộc lòng phải áp dụng biện pháp thanh trừng bằng cách khủng bố và tra tấn, một sự nghi kỵ nhỏ cũng đưa đến tố cáo nhau và vô số người bị bắt. Nhiều kẻ bất tài đã lợi dụng thời cơ buộc tội người khác để được vinh thân phì gia. Hạ thần dám chắc rằng đây không phải là chủ ý của lệnh bà.
Thần trộm nghĩ người dân lành lúc nào cũng muốn được sống bình dị yên ổn. Điều mà thần hằng thắc mắc là Lệnh bà không để cho dư âm cuộc dấy loạn tự nó tiêu tan, mà Lệnh bà chủ trương làm khủng hoảng và mất lòng dân.
Thần đã được chứng kiến hàng trăm hàng ngàn vụ xét xử, mà chẳng thấy có ai được coi là vô tội. Lệnh bà đã vô tình khuyến khích bọn Pháp quan lập bè lập đảng hại người vô tội với những mục đích riêng tư. Chúng thường dựa vào các chứng cớ mong manh thiếu thực tế nhất, để ghép người khác vào những tội tầy đình như phản nghịch hay chống báng triều đình. Một người bị bắt thường lôi kéo theo hàng trăm người vào tù. Ngoài đường phố rất hay xảy ra cảnh các nho sĩ bị bắt và giải đi. Càng ngày số người bị tử hình càng nhiều. Dân chúng thường bảo nhau một người được Lệnh bà ưa thì một trăm người bị giết. Lòng dân hoang mang không biết họ đi về đâu….
Lá thư của ông chẳng có kết quả gì và Võ Hậu cũng không trừng phạt ông. Tại cuối lá thư ông đua ra một ví dụ trong lịch sử và thẳng thắn kết luận rằng chính sách khủng bố sẽ đưa tới các cuộc nỗi dậy lớn lao hơn nữa, khi toàn thể dân chúng phẫn nộ.
Thực ra lý luận của họ Trần chỉ đúng có một phần. Nếu hệ thống mật báo được tổ chức hoàn bị trên toàn quốc và chính sách khủng bố được đẩy mạnh tới mức độ thích nghi, chắc chắn mọi sự chống đối sẽ trở nên vô ích.
Võ Hậu biết rõ điều này và tự tin bà đã đi đúng đường.
Trần Tử Ngang tiếp tục tranh đấu.
Tháng ba và tháng mười năm 689, ông viết thêm hai lá thư cho Võ Hậu nhấn mạnh thêm về ý kiến của ông. Tuy không thành công, việc làm của ông cũng đáng ca ngợi vì ông là người đầu tiên dám tranh đấu cho nhân vị con người. Ông đã tỏ được dũng khí của một thi sĩ chân chính không bị lôi cuốn vào đám văn nô như bọn Diệu Thiệu Chi, Tống Chi Tổn, chuyên bợ Lệnh Bà, mua văn bán chữ để cầu vinh không khác gì bọn mãi dâm bán trôn nuôi miệng.
Hồi 14
Đại Vân Kinh
Để ganh tài với bọn khủng bố, sư Hoài Nghĩa cũng có những hành động rất ngoạn mục và giật gân. Gã điên, điều đó không thể chối cãi. Với bộ áo sư trưởng bằng lụa đỏ chói, gã có vẻ tự hào đã đạt được tột đỉnh danh vọng trên trái đất. Gã được phong tước Công và các đại thần còn phải ngồi dưới gã xa. Gã được phát ngân phiếu trắng (muốn tiêu bao nhiêu tiền cứ việc điền vào rồi đi lãnh !)
Để ganh tài với bọn khủng bố, sư Hoài Nghĩa cũng có những hành động rất ngoạn mục và giật gân. Gã điên, điều đó không thể chối cãi. Với bộ áo sư trưởng bằng lụa đỏ chói, gã có vẻ tự hào đã đạt được tột đỉnh danh vọng trên trái đất. Gã được phong tước Công và các đại thần còn phải ngồi dưới gã xa. Gã được phát ngân phiếu trắng (muốn tiêu bao nhiêu tiền cứ việc điền vào rồi đi lãnh !)
Vào những ngày lễ lớn như ngày hội rước đèn rằm tháng giêng. Gã thường chở hàng chục xe đầy tiền đúc ra cổng Hoàng cung và liệng cho dân chúng cướp. Gã tổ chức những ngày hội chúng sinh cho tất cả mọi người tham dự, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, sang hèn.
Ngoài máu điên, gã sư hổ mang còn có một chút máu ngông. Gã khoái biểu diển trò Phật ở dưới đất chui lên. Trò này rất ngoạn mục. Gã cho đào một hầm lớn sâu hai chục thước trong điện Thiên Đường. Trong hầm gã đặt những tượng Phật ăn mặc rất đẹp, xung quanh có cắm hàng ngàn cây nến sáng rực. Khi gã ra hiệu, bọn thuộc hạ phía dưới đẩy những tượng phật từ từ nhô lên khỏi mặt đất. Các người đứng xem đều há hốc miệng.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Võ Hậu rất say mê các lầu đài, cung điện. Nói rộng hơn nữa, bà thích mọi thứ phải khác thường: kiến trúc nguy nga, chính trị phô trương và giai thoại thần kỳ.
Ngoài máu điên, gã sư hổ mang còn có một chút máu ngông. Gã khoái biểu diển trò Phật ở dưới đất chui lên. Trò này rất ngoạn mục. Gã cho đào một hầm lớn sâu hai chục thước trong điện Thiên Đường. Trong hầm gã đặt những tượng Phật ăn mặc rất đẹp, xung quanh có cắm hàng ngàn cây nến sáng rực. Khi gã ra hiệu, bọn thuộc hạ phía dưới đẩy những tượng phật từ từ nhô lên khỏi mặt đất. Các người đứng xem đều há hốc miệng.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Võ Hậu rất say mê các lầu đài, cung điện. Nói rộng hơn nữa, bà thích mọi thứ phải khác thường: kiến trúc nguy nga, chính trị phô trương và giai thoại thần kỳ.
No comments:
Post a Comment