Tình Sử Võ Tắc Thiên - 13

Thái tử Hiền là người thực tế và khôn ngoan hơn Thái tử Hoằng. Rút kinh nghiệm từ cái chết không đúng lúc của Hoằng, chàng thường có khuynh hướng lánh xa Vo Hậu, nhất là không bao giờ ăn cùng mâm với bà. Chàng thường ở Trường An và ít khi qua Lạc Dương.
Võ Hậu linh cảm thái độ khác lạ của chàng và trong lòng bà ngấm ngầm tức giận.
Bà hiểu rằng trong tương lai phe ngoại thích -họ Võ- của bà sẽ xuống dốc vì một tay chàng.
Năm 679, Cao Tôn bị một trận đau nặng và Hiền được phong làm Phụ Chánh -người cộng đồng nhiếp chánh với vua- chàng tránh tới mức tối đa việc viếng thăm cha mẹ, vì tình nghĩa giữa chàng và Võ Hậu đã bị rạn nứt và chàng không muốn đi vào vết xe đổ của Thái tử Hoằng.
Từ ngày lên làm Phụ Chánh, Hiền rất chuyên chú với công việc triều chính vì chàng biết vua cha có thể qua đời bất cứ lúc nào. Chàng đã ở vào tuổi hai mươi ba, không còn ngây thơ ngu dại để kẻ khác có thể lợi dụng danh nghĩa chàng mà thao túng triều đình. Ít lâu sau, Hiền nghe phong phanh trong cung có dư luận đồn rằng chàng là con của bà Công tước, chị ruột Võ Hậu. Chắc hẳn Võ Hậu đã tung ra tin nầy với một mục đích mờ ám. Hiền còn nhận được mấy lá thư của Võ Hậu trách chàng thiếu bổn phận làm con. Hiền rất buồn về những chuyện này. Chàng lo lắng không biết mẹ chàng đang âm mưu gì và số phận chàng sẽ ra sao? Có lẽ chàng sẽ phải tự vệ bằng mọi cách.
Trong khi đó, tại Đông đô, Võ Hậu thường đi lại với một đạo sĩ kiêm tướng số tên là Minh Tôn Yên. Xưa nay Võ Hậu vẫn khoái đạo sĩ và thầy thuốc. Những kẻ xứng ý bà đều được phép vào khuê phòng của bà.
Hơn một năm nay Cao Tôn hoàn toàn nằm liệt giường nên bà không còn sợ Vua bắt quả tang như trước kia nữa. Nhờ sự đi lại thân mật, tên đạo sĩ đã dò ra tâm sự của bà.
Gã đánh trúng tâm lý bà khi nói rằng tướng một của Thái tử Hiền rất xấu, cháu sẽ không sống lâu và thiếu may mắn – điều này đúng vì nhiều thầy tướng khác cũng nói vậy – gã viện cớ rằng chàng phạm vào mấy điều kỵ như anh hoa phát tiết ra ngoài, mũi nhọn quá.v.v. Trái lại Triết có nhiều nét giống Thái Tôn, và chàng có nhiều phúc tướng nhất.
Nhưng lời bàn này lại càng chia rẽ tình mẫu tử giữa Võ Hậu và Hiền.
Hiền rất ghét tướng số mê tín dị đoạn và rất khinh những người đàn bà nhẹ dạ tin nhảm. Võ Hậu chẳng cần dấu những lời bàn của tên đạo sĩ, còn Hiền cũng không dấu thái độ khinh miệt đối với y.
Mùa đông năm 679-680, đạo sĩ Minh bị giết trên đường từ Lạc Dương đến Trường An. Hai thành phố cách nhau hơn một trăm dặm và phải đi qua đèo Đồng Quan dẫn tới sông Hoàng Hà. Cuộc ám sát xảy ra trến đường đèo và không bắt được thủ phạm. Có thể Hiền đã nhúng tay vô vụ này, cũng có thể không, nhưng trừ khử một tên “bán miệng ăn tiền” là một việc hợp lý.
Không biết mối liên quan giữa Võ Hậu và tên đạo sĩ ra sao, chỉ biết rằng khi nghe tin này, bà đã nỗi giận lôi đình. Bà nghi ngay Hiền là thủ phạm và cho gọi chàng về Lạc Dương.
Trong khi Hiền ở Lạc Dương, Võ Hậu sai người khám xét tư dinh chàng tại Trường An và tìm thấy ba trăm món vũ khí trong chuồng ngựa. Những vũ khí nãy có thể do Hiền cất dấu để phòng khi cần đến, hoặc cũng có thể do người khác mang tới để vu cho chàng. Thế là Hiền bị ghép tội phản nghịch, mặc dầu mọi người tự hỏi chàng có thể làm phản với một dúm vũ khí như vậy không và phản ai, khi chính chàng là Thái tử sắp lên ngôi?
Không cần xét nguyên do, Hiền bị bắt quả tang tàng trữ vũ khí, cũng như Vương hậu trước đây bị bắt vì chôn dấu một hình nhân bằng gỗ dưới gầm giường. Muốn chắc, Võ Hậu mua chuộc một tên bộ hạ của Hiền và bảo hắn khai rằng chính Hiền đã giết đạo sĩ Minh và mưu phản.
Các đại thần được họp lại để xét xử hành động của Hiền và họ đã hùa theo Võ Hậu để buộc tội chàng. Phản nghịch là tội tử hình.
Cao Tôn rùng mình khi nghĩ đến số phận của hai người con trước -Trung và Hoằng – Ông vội vã can thiệp để gỡ tội cho Hiền. Ông viện lẽ Hiền đã có công lớn khi làm Phụ Chánh, không có lý do nào thúc đẩy chàng mưu phản. Vả lại một vị phụ Chánh có thừa thẩm quyền giữ vũ khí trong nhà, và dù chàng có giết tên đạo sĩ đi nữa thì đã sao? Dù sao, Vua cũng có quyền ân xá tối hậu, bác bỏ quyết định của các Đại thần.
Thật là phi lý khi một Thái tử đang nhiếp chánh phải đền mạng cho một tên đạo sĩ quèn. Giả sử Võ Hậu không cố ý trừ khử Hiền vì thấy chàng có đủ khả năng tự lập thì bà đã không cho lục soát tư dinh và buộc tội chàng.
Kết quả Hiền không bị xử tử đúng như nguyện vọng của Võ Hậu, nhưng chàng bị truất và cầm tù. Hoàng tử Triết lên thay.
Tôi lên mười khi thảm hoạ xảy đến cho gia đình. Lúc đầu vì lo lắng quá, chúng tôi không tìm ra nguyên nhân của vụ án, nhưng về sau chúng tôi đã hiểu. Chắc hẳn cha tôi đã có lần đả kích bà nội về chuyện đi lại với tên đạo sĩ, khiến bà nội nỗi giận. Khi cha tôi bị bắt và bị đày đi xa – Tứ Xuyên – chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với người. Người không bị giết ngay vì ông nội còn sống, và mãi đến khi bà nội chết, người ta mới đem hài cốt đã mục nát của người về chôn cùng tổ tiên.
Sau khi cha tôi bị hại, ba đứa chúng tôi bị đem về Lạc Dương và bị giam lỏng nơi hậu cung. Năm khi mười hoạ chúng tôi mới thấy mặt ông bà nội. Chúng tôi hay gặp cô tôi là Công chúa Thái Bình hơn nữa vì không hiểu tại sao bà rất thích chúng tôi. Hồi đó Công chúa mới mười lăm, mười sáu, và chưa lập gia đình. Một năm sau, Công chúa lấy chồng và không còn tìm đến chúng tôi nữa. Chúng tôi ít khi gặp Công chúa nhưng lại được nghe nhiều những chuyện lăng nhăng của Công chúa trong cung.
Tháng mười hai năm 683, ông nội mất.
Hai tháng sau chúng tôi rất kinh ngạc khi thấy chú tôi là Hoàng tử Đán được sắc phong làm Hoàng đế và được đưa vào nghỉ mát cùng chúng tôi tại hậu cung. Cả gia quyến ông cũng bị quản thúc rất chặt chẽ.
Gần đây, trong thời kỳ tôi viết tập truyện nầy, có một chuyẹn vừa ngộ nghĩnh vừa chua chát xảy ra trong gia đình tôi: Nhờ mười tám năm bắt giử trong cung, tôi biến thành một nhà tiên đoán thời tiết. mọi người đều thán phục linh cảm của tôi.
Năm đó vào tháng tư, tiết trời nắng ráo, Vương tước đất Tề – em ruột của vua Minh Hoàng hiện nay – tới thăm tôi. Trong khi đang nói chuyện, tôi bổng cảm thấy trong người khác lạ và tôi nói với ông: Trời sắp mưa.
Dĩ nhiên Tề vương không tin vì lúc đó giữa mùa nắng, nhưng chỉ một tiếng đồng hồ thì trời chuyển mưa, một trận mưa như thác đã đổ xuống và kéo dài mười mấy ngày chưa dứt. Rồi một buổi chiều, khi đang ngồi ăn cơm, tôi lại nói với Tề Vương: Mưa sắp tạnh.
Tề Vương có vẻ vẫn chưa chưa tin, tôi nói tiếp:
– Để rồi coi.
Sáng hôm sau mưa tạnh, trời lại quang đãng như thuờng. Tề Vương lấy làm lạ, bèn kể lại chuyện này cho Minh Hoàng nghe. Khi Vua hỏi tôi chuyện đó có thực không, tôi trả lời:
– Thực ra chẳng có gì kỳ diệu. Bởi còn nhỏ khi bị giữ trong cung điện tại Lạc Dương, tôi được bọn họ Võ cho ăn đòn rất nhiều, chắc lúc đó Bệ Hạ còn nhỏ quá nên không nhớ. Hiện nay những vết sẹo ngoài da đã lành, nhưng trong người tôi còn hơi khác lạ. Khi trời xấu, tôi cảm thấy đau nhức khắp khớp xương ; đến khi trời trở lại bình thường tôi mới hết đau. Nhờ ơn bà nội ngày nay tôi có tài tiên đoán thời tiết.
Vừa nhắc tới bà nội, bầu không khi lập tức khẩn trương. Tôi biết là mình đã lỡ lời.
Hồi 11
PHIM KHÔNG CHE CỰC NẶNG CẤM TRẺ EM
PHIM KHÔNG CHE CỰC NẶNG CẤM TRẺ EM

Thật tuyệt diệu khi chồng chết
Thật tuyệt diệu khi chồng chết và sống đời tự do. Những ngày vui đã tới. Tuy đã sáu mươi nhưng Võ Hậu còn phong độ lắm. Miệng bà còn nguyên và ăn ngon miệng hơn bao giờ hết, người bà còn tràn trề nhựa sống. Tất cả đang chờ đợi bà ngự trị và hưởng thụ. Dĩ nhiên Võ Hậu không quên chuyện tìm người kế vị Cao Tôn. Vấn đề là có nên lập Triết, người con thứ ba, làm vua hay không? Như đã biết, Triết có nhiều nét giống Thái Tôn hơn mấy người kia. Lúc này chàng đã được hai mươi lăm tuổi.
Võ Hậu đắn đo mải không biết nên lập chàng hay nên đảo chính ngay, để tự lên ngôi. Bà đã chán công việc của một người phò tá, vợ vua hay mẹ vua cũng chưa thể đem lại cho bà quyền uy tối thượng.
Quan Trung Thư Xá Nhân họ Bạch rất ngạc nhiên khi thấy Võ Hậu chậm trễ trong việc lập người kế nghiệp. Theo thông lệ khi vua chết, phải có người thay thế nội trong một hai ngày. Ông bèn vào triều nhắc nhở Võ Hậu.
Sau sáu ngày suy nghĩ kỹ càng và cảm thấy chưa nên làm mạnh, Võ Hậu đã nghe lời quan Trung Thư để tỏ ra tôn trọng luật.
Triết được phong làm vua sau khi Cao Tôn chết đã bảy ngày. Xem tình hình, vài người tiên đoán sẽ có sóng gió trong triều. Nhưng không ai ngờ triều đình không gặp sóng gió mà gặp một cơn lốc nhanh và mạnh khôn tả.
Chưa đầy hai tháng sau -ngày 5.2.684- Triết bị Võ Hậu truất ngôi và bỏ vô ngục, sau đó bị biếm đi xa.
Dường như giữa Triết và quan Trung Thư họ Bạch đã có một trận đấu khẫu kịch liệt. Triết thì muốn lập cha vợ làm Thị Trung, một trong những chức vụ cao tột đỉnh trong triều, còn quan Trung Thư cực lực phản đối. Viện cớ rằng cha vợ Triết chưa từng giữ chức vụ quan trọng, thiếu kinh nghiệm để làm Thị Trung.
Cuối cùng, Triết nói:
– Khanh đừng quên ta là Vua. Ta có quyền nhường cả giang sơn cho nhạc phụ ta nếu ta muốn.
Câu nói trong lúc bốc đồng này là cơ hội tốt để Võ Hậu truất ngôi Triết. Chàng như một con nai tơ gặp đồng cỏ xanh nhởn nhơ đùa rỡn, đâu biết rằng một mụ cọp đang rình rập vồ mồi.
Viên thị vệ trưởng được gọi vào cung để thực hiện một cuộc bố trí bí mật.
Sáng ngày mồng năm tháng hai năm 684, khắp cung điện đều có lính tráng canh phòng rất nghiêm mật. Triều thần không hiểu chuyện gì, vẫn vào chầu như thuờng lệ. Đến giờ lâm trào, mọi người đều ngạc nhiên khi thấy Võ Hậu xuất hiện, dẫn theo vị Vua trẻ tuổi.
Triết vừa định bước lên ngai thì quan Trung Thư cản chàng lại và rút trong tay áo ra một tờ chiếu. Sau đó ông dõng dạc đọc cho mọi người nghe. Lúc đó quần thần mới biết Võ Hậu giáng Triết xuống làm Lư Lăng Vương và giam chàng trong cung.

No comments:

Post a Comment