Hồi 7
Những điều sợ hãi
Vây cánh của Cao Tôn đã bị cắt.
Võ Hậu không cướp hẳn quyền ông, nhưng quyền hành cứ từ từ vuột khỏi tay ông để rơi vào tay Võ Hậu. Càng ngày bà càng tham dự nhiều hơn vào việc triều chính. Phải thẳng thắn mà nói rằng bà luôn luôn có những ý kiến xác đáng, quyết định dứt khoát và lý luận vững chắc. Bà đã thực sự giúp đỡ Cao Tôn rất nhiều nếu đứng trên phương diện cai trị thuần tuý.
Cao Tôn tự hiểu rằng các triều thần đều nghe lời Võ Hậu hơn ông. Trong triều không còn những người như Hàn, Lai dám đứng ra bênh vực ông. Guồng máy làm việc êm ả quá, êm ả đến mức nhàm chán. Hệ thống cai trị đó được thống nhứt: Không còn những lời phản kháng, những ý kiến chống đối, những kẻ dám nói “không” trước mặt Lệnh Bà.
Các gian thần như Hứa Kỉnh Tôn, Viên Công Hữu, Lý Nghĩa Phú, tha hồ hoành hành, vơ vét của cải, chiếm vợ và tài sản của người khác.
Lố bịch nhất là họ Lý, hắn đã tổ chức đám tang của mẹ hắn dài hàng chục cây số. Vậy mà Võ Hậu vẫn làm ngơ. Bà muốn cho mọi người thấy rằng những ai vâng lời bà đều được chức trọng, quyền cao. Chính bà là người có quyền cho hay không cho mọi người hoành hành.
Có một chuyện khiến niềm vui của Võ Hậu không được trọn vẹn: Chuyện gia đình bà thuở trước.
Hồi còn nhỏ bà không được sung sướng. Năm mười bốn tuổi bà bị đưa vào cung và sống xa nhà mười mấy năm liền. Thân phụ bà đã có hai người con trai trước khi cưới thân mẫu bà.
Một hôm bà tổ chức một buổi họp mặt trọng thể. Bà cho phép tất cả thân quyến họ Võ của bà được vào nội cung. Hai người con riêng của thân phụ bà cũng có mặt. Hai người này hiện là quan trong triều và là những cái gai trước mắt Võ Hậu và Dương phu nhân – thân mẫu Võ Hậu – vì họ thường tỏ ra hỗn xược với hai người.
Dương phu nhân nói với hai người con riêng của chồng, vẻ sống sượng và tự đắc:
– Chắc các người còn nhớ những ngày cũ? Và bây giờ thì sao?
Hai người con trả lời:
– Kể cũng hơi khó chịu. Em gái tôi bây giờ là Hoàng hậu, chắc mọi người tưỡng lầm rằng chúng tôi có địa vị hiện thời là nhờ em gái chứ không phải nhờ cha chúng tôi thuở trước.
Lại vẫn vẻ hỗn xược đó !
Dương phu nhân giận tái người. Bà nói với Võ Hậu, và Võ Hậu lập tức đuổi hai người ra làm quan ở những miền xa xôi hẻo lánh. Trong chiếu chỉ, võ Hậu có ghi:”Làm như vậy để chứng tỏ Hoàng hậu không thiên vị người nhà”.
Một người vừa ra tới Lũng Châu là chết ; còn một người cố sống, nhưng rồi cũng bị ghép tội và bị xử tử. Cái chết của hai người chẳng ai cần biết tới.
Tính tình Cao Tôn trở nên thất thường. Ông phẩn hận vì có miệng mà mắc quai, thường cáu kỉnh và buồn rầu. Khi ăn uống, ông không còn cảm thấy ngon miệng, trái lại Võ Hậu có hai hàm răng rất khoẻ và ăn rất dữ.
Cao Tôn thường thừ người ra trong bửa ăn, ngồi nhìn bà vợ ngốn hết món này đến món khác.
Thấy ông không ăn Võ Hậu hỏi:
– Bệ Hạ không ăn sao?
Ông đáp cộc lốc:
– Không.
Cao Tôn nhìn mọi sự vật xung quanh với vẻ chán ghét, lòng ông ẩn chứa những nỗi thù hận triền miên. Chỉ những lúc bắt buộc, ông mới mở miệng nói nhát gừng, đôi khi với giọng mỉa mai chua chát đến cùng cực:
– Hồi còn làm Chiêu Nghi, Hậu có viết một đoản văn nhan đề “Các Đức Tính Của Người Vợ Hiền”.
Một hôm Cao Tôn nói với bà:
– Tối hôm qua trẫm đọc lại đoản văn của ái hậu, trẫm rất thích đoạn: Việc quan trọng của người đàn bà là giữ thân mình trong nhà. Người đàn bà phải gọn gàng, sạch sẽ, ít nói và chăm chỉ may vá thêu thùa, phải coi trọng những ý thích của chồng và nhất là phải hiếu thuận với cha mẹ chồng và họ hàng nhà chồng để giữ được hoà khí trong gia đình…
Thật là một đoạn văn súc tích. Ái hậu có nghĩ vậy không?
Võ Hậu biết Vua châm chọc mình. Bà chỉ trả lời bằng cách yên lặng.
Có hai thứ mà Võ Hậu sợ nhất là cái chết của Vương hậu và mèo. Đã nhiều lần bà thấy những bóng ma của Vương hậu và Triệu phi hiện về và bà đâm ra sợ mèo kinh khủng vì người ta bảo mèo là hiện thân của ma quỷ.
Theo bà nhưng hồn ma luôn lởn vởn trong cung. Có lần bà trông thấy hai bóng ma xuất hiện ngoài hành lang và tiến về phía bà, tóc tai chúng bù xù, chúng quơ hai bàn tay đã cụt hết ngón, máu chảy ròng ròng, định chụp lấy người bà…
Trong giấc ngủ, bà thường mơ thấy một giòng sông nhuộm máu, nổi lềnh bềnh hàng trăm bàn tay đỏ lòm…
Khi chết, Vương hậu chỉ buồn rầu nói:
– Đó là lỗi nơi tôi. Tôi đã tưởng lầm thị là người bạn tốt.
Nhưng Triệu phi đã oán hận thề rằng:
– Khi chết, tôi sẽ biến thành một con mèo. Lúc con điếm đó ngủ tôi sẽ xông vào cắn cổ nó. Nhứt định phải cắn chết nó.
Những lời nói này đều đến tai Võ Hậu và cứ ám ảnh bà mãi. Bà phải ra lệnh đuổi hết mèo ra khỏi cung điện. Thà bà chịu đựng hàng đàn chuột lúc nhúc còn hơn phải trông thấy bóng một con mèo.
Một hôm Võ Hậu bảo Cao Tôn:
– Thiếp đang tìm một thầy thuốc để săn sóc Bệ Hạ. Một người còn trẻ như Bệ Hạ không thể…
Cao Tôn ngắt lời:
– Ta đâu có bệnh tật gì. À phải rồi, ta đang nghĩ tới Triệu phi và Vương hậu. Kể ra thì chẳng thú vị gì có phải vậy không? Ta nhớ đến tình bạn khắn khít giữa khanh và Vương hậu. Khanh đã dùng nàng làm phương tiện để tiến thân. Miệng khanh thơn thớt mà trong dạ tính kế độc hại nàng. Nếu nàng không đem khanh khỏi chốn tu hành thì ngày nay khanh ra sao? Một mình Triệu phi giá trị gấp mười đứa… ni cô như khanh…
– Hãy im miệng ngay ! Bệ Hạ không phải là một người đàn ông. Đàn ông gì mà chỉ đổ lỗi cho người khác.
Trong cung Võ Hậu thường thấy ma, chỉ những khi bà đi Lạc Dương bà mới thoát được ám ảnh đó. Những con ma không theo bà tới đấy. Do đó bà thường đi Lạc Dương và nghỉ ở đó thật lâu. Ví dụ như trong năm 657.
Bà đi tất cả ba lần vào tháng giêng, tháng bẫy và tháng chạp. Bà có ý định biến nơi này thành Đông đô.
Vào tháng mười năm 660, khoảng thời gian Vô Kỵ bị buộc phải tự sát. Cao Tôn bắt đầu ngã bệnh và từ đó không khi nào ông thoát khỏi những cơn nhức đầu, buốt xương và tê cóng chân tay. Nhân dịp này Võ Hậu bèn cho xây một cung điện mới gọi là Bồng Lai điện, ở phía Bắc ngôi điện cũ có ma, lấy cớ là ngôi điện trước quá ẩm thấp, cũ kỹ, và nhiều chuột, có hại cho sức khoẻ của Vua.
Nhưng thực ra bà hy vọng đổi chỗ ở sẽ thoát khỏi những hồn ma ám ảnh kia. Bà bảo với mọi người rằng việc xây cung điện tuy hơi tốn kém nhưng sẽ làm cho Vua phục hồi sức khoẻ và vui vẻ như xưa.
Toà Bồng Lai điện về sau đổi tên là Đại Minh Điện, rất rộng lớn. Gồm vô số phòng ốc có vườn thượng uyển, có cung riêng phía Đông cho Thái tử, có thư viện, có nơi làm việc cho Môn Hạ tỉnh -và Trung Thư Tỉnh..v.v.
Một trăm ngàn nhân công được huy động trong mười lăm quận lân cận. Văn võ bá quan đều phải đóng góp một tháng lương để giúp vào việc chi phí. Mọi thứ đều mới và vĩ đại hơn ngôi điện cũ.
Nhưng không may, những hồn ma lại xuất hiện trong toà cung điện mới. Điều này làm cho Võ Hậu và Cao Tôn hục hặc nhau hơn. Bà làm Vua điên đầu vì những ý tưởng kỳ lạ.
Tháng tư năm 662, bà cho đổi tên các cơ cấu chính quyền từ cao xuống thấp, bà không cho biết lý do rõ ràng – mãi tám năm sau mới được đổi lại tên cũ. Bà thích cái gì cũng phải mới lạ, nặng vẻ mê tín dị đoan. Bà tưởng tượng ra nhiều điềm lạ và cho đổi quốc hiệu mấy lần.
Hồi này có bà Hồ Lan, nữ Công tước đất Hàn, thưởng đến Hoàng cung chơi. Vì là chị ruột của Võ Hậu, bà được phép tự do ra vào cung cấm và ăn cùng bàn với Vua và Hoàng hậu.
Mọi người thường thấy bà bên cạnh Cao Tôn.
Bị Võ Hậu chế nhạo mình không phải là đàn ông, Cao Tôn tức mình, thường cặp kè với bà Công tước và người con gái chưa tới hai mươi của bà. Vua tìm thấy ở bà này một sức lôi cuốn mà Võ Hậu không có.
Tôi phải nhắc đến chuyện nãy vì tôi thường ngờ rằng cha tôi – Hoàng tử Hiền – không phải là con ruột của Võ Hậu mà là con của bà Công tước, nên về sau Hoàng tử Hiền mới bị truất ngôi Thái tử. Chính Võ Hậu đã cho cung nữ phao tin Vua tằng tịu với bà Công tước trong khoảng thời gian cha tôi bị truất và đày đi xa.
Sự thân mật giữa Cao Tôn và bà Công tước làm cho Võ Hậu ngứa mắt. Vua có vẻ yêu đời trở lại sau mấy năm sống gần Võ Hậu.
Người khác có thể chấp nhận được chuyện hai chị em thờ chung một chồng, nhưng Võ Hậu thì không.
Bà quyết ra tay.
Một ngày kia, bà Công tước bị chết co quắp sau bữa cơm tối. Hiển nhiên bà đã bị đầu độc.
Người ta đã quá quen thuộc với cảnh đàn ông trái ý Hoàng hậu bị đỗi đi xa rồi chết ngoài ngàn dặm, vụ đàn bà được lòng Vua bị trúng độc lăn ra chết ngay trong cung.
Võ Hậu tỏ ra rất thương xót bà chị, tổ chức mai táng rất linh đình.
Một lần nữa mặt Cao Tôn lại dài ra vì chán nản và thất vọng. Ông đâu phải là một thằng ngu. Ngồi kiểm điểm lại những hành động của vợ, ông cảm thấy rùng mình vì sợ hãi và khinh bỉ.
Vương hậu, Triệu phi, và bà Công tước, rồi tới ai nữa?
Bỗng dưng ông cảm thấy mình có lỗi…
Cao Tôn càng ngày càng cô độc, không có ai để chia xẻ sự phiền muộn, ông cảm thấy bốn bức tường càng ngày càng vây chặt lấy ông. Đã mất quyền cai trị bên ngoài, ông còn mất cả tự do trong nhà. Mỗi bước đi của ông đều bị theo dõi, quản thúc. Ông không thể đến gần một bóng hồng nào hết vì bóng hồng và thuốc độc đã gắn liền với nhau.
Bề ngoài Cao Tôn vẫn cố giữ vẻ bình thường với Võ Hậu, nhưng Võ Hậu linh cảm thấy ông rất thù hận bà. Bà muốn làm lành, thường an ủi dỗ dành ông như một đứa trẻ.
Thỉnh thoảng bà còn nhấn mạnh rằng vẫn thương yêu ông như hồi trước. Bà đóng kịch quá hay mà Cao Tôn lại nhậy cảm, thế là ông lại ngã vào vòng tay bà, quên hết bao nỗi căm tức, nghi ngờ về vụ đầu độc bà Công tước.
Cao Tôn cũng không có lý do giận bà về vụ thanh toán Vô Kỵ và mấy người kia vì vụ này chỉ có tính cách chính trị không liên quan đến vấn đề tình cảm giữa hai người, nhưng dù sao Cao Tôn vẫn không tìm thấy sự thoải mái hoàn toàn. Ông thường nơm nớp lo sợ mình có điều gì thất thố và bị Võ Hậu chụp lấy để khai thác.
Dần dần, trong đầu Cao Tôn nảy ra ý nghĩ phải trừ khử Võ Hậu. Ông ao ước được sống tự do. Ông tưởng tượng ra cảnh ông làm vua có các thiếu nữ tuyệt đẹp tíu tít xung quanh và ông mơ thấy mình được toàn quyền trị vì thiên hạ, mọi người răm rắp tuân lệnh. Những điều đó làm sao ông có thể thực hiện được khi triều đình đầy nhóc những gian thần như Hứa Kỉnh Tôn.
Ông ước gì Vô Kỵ, Toại Lương, Hàn, Lai còn sống. Chỉ có Lý Tích là chưa chết và đang thắng trận tại Cao Ly, nhưng y đâu giúp ông được gì, y còn về hùa với Võ Hậu là khác. Ông phải làm thế nào bây giờ?
Năm 663, sau khi toà cung điện mới hoàn tất, Cao Tôn tìm thấy một cơ hội tốt. Võ Hậu cho xây toà cung điện mới này là để tránh những hồn ma tại toà lâu đài cũ, nhưng chúng vẫn theo đuổi bà. Điều nãy dễ hiểu vì hai toà cung điện chỉ cách nhau bằng một khu vườn rộng. Người thường cũng chỉ cần đi bộ khoảng mười lăm phút là hết khoảng vườn này, chứ đừng nói là ma.
Võ Hậu bèn cho mời một tay pháp sư tới phù phép và đốt vàng mả. Thời gian phù phép kéo dài trong nhiều đêm khiến người ta phải nghi ngờ. Ai có thể biết được Võ Hậu và tên Pháp sư đã làm những trò gì trong mấy đêm đó?
Một hoạn quan cho Cao Tôn hay chuyện này. Ông rất hồ nghi, ông quyết định sẽ đi xem sự thể ra sao.
Tối hôm đó Cao Tôn đi thẳng tới địa điểm. Sau khi đi hết dãy hành lang dẫn tới ngôi bảo tháp, nơi cầu đảo của tên Pháp sư, ông thoáng thấy một thị nữ đứng canh ở góc vườn. Vừa trông thấy ông, thì biến mất. Sau đó, ông thấy bóng thị in trên khung cửa sỗ sáng lờ mờ của ngôi tháp.
Ông vội chạy tới góc vườn, từ đó ông có thể trông thấy rõ ánh sáng từ tầng thứ hai rọi xuống. Ông phải làm gì bây giờ? Xông vào bắt quả tang chăng? Chắc chúng đã được báo động vì ánh đèn tự nhiên tắt phụt.
Biết đã chậm. Ông lửng thửng quay về phòng.
Ngày hôm sau, Võ Hậu kiếm cách giải thích:
– Tối đêm qua Bệ Hạ làm gì mà lảng vảng ở khu bảo tháp vậy?
Cao Tôn trả lời:
– À không… Trẫm đi dạo cho khoẻ đấy mà.
– Sao Bệ Hạ lại đi dạo ở nơi tối tăm đó. Sao Bệ Hạ không đến tháp xem pháp sư phù phép?
– Trẫm lên đó làm gì? Trẫm đâu có thích pháp sư.
Vây cánh của Cao Tôn đã bị cắt.
Võ Hậu không cướp hẳn quyền ông, nhưng quyền hành cứ từ từ vuột khỏi tay ông để rơi vào tay Võ Hậu. Càng ngày bà càng tham dự nhiều hơn vào việc triều chính. Phải thẳng thắn mà nói rằng bà luôn luôn có những ý kiến xác đáng, quyết định dứt khoát và lý luận vững chắc. Bà đã thực sự giúp đỡ Cao Tôn rất nhiều nếu đứng trên phương diện cai trị thuần tuý.
Cao Tôn tự hiểu rằng các triều thần đều nghe lời Võ Hậu hơn ông. Trong triều không còn những người như Hàn, Lai dám đứng ra bênh vực ông. Guồng máy làm việc êm ả quá, êm ả đến mức nhàm chán. Hệ thống cai trị đó được thống nhứt: Không còn những lời phản kháng, những ý kiến chống đối, những kẻ dám nói “không” trước mặt Lệnh Bà.
Các gian thần như Hứa Kỉnh Tôn, Viên Công Hữu, Lý Nghĩa Phú, tha hồ hoành hành, vơ vét của cải, chiếm vợ và tài sản của người khác.
Lố bịch nhất là họ Lý, hắn đã tổ chức đám tang của mẹ hắn dài hàng chục cây số. Vậy mà Võ Hậu vẫn làm ngơ. Bà muốn cho mọi người thấy rằng những ai vâng lời bà đều được chức trọng, quyền cao. Chính bà là người có quyền cho hay không cho mọi người hoành hành.
Có một chuyện khiến niềm vui của Võ Hậu không được trọn vẹn: Chuyện gia đình bà thuở trước.
Hồi còn nhỏ bà không được sung sướng. Năm mười bốn tuổi bà bị đưa vào cung và sống xa nhà mười mấy năm liền. Thân phụ bà đã có hai người con trai trước khi cưới thân mẫu bà.
Một hôm bà tổ chức một buổi họp mặt trọng thể. Bà cho phép tất cả thân quyến họ Võ của bà được vào nội cung. Hai người con riêng của thân phụ bà cũng có mặt. Hai người này hiện là quan trong triều và là những cái gai trước mắt Võ Hậu và Dương phu nhân – thân mẫu Võ Hậu – vì họ thường tỏ ra hỗn xược với hai người.
Dương phu nhân nói với hai người con riêng của chồng, vẻ sống sượng và tự đắc:
– Chắc các người còn nhớ những ngày cũ? Và bây giờ thì sao?
Hai người con trả lời:
– Kể cũng hơi khó chịu. Em gái tôi bây giờ là Hoàng hậu, chắc mọi người tưỡng lầm rằng chúng tôi có địa vị hiện thời là nhờ em gái chứ không phải nhờ cha chúng tôi thuở trước.
Lại vẫn vẻ hỗn xược đó !
Dương phu nhân giận tái người. Bà nói với Võ Hậu, và Võ Hậu lập tức đuổi hai người ra làm quan ở những miền xa xôi hẻo lánh. Trong chiếu chỉ, võ Hậu có ghi:”Làm như vậy để chứng tỏ Hoàng hậu không thiên vị người nhà”.
Một người vừa ra tới Lũng Châu là chết ; còn một người cố sống, nhưng rồi cũng bị ghép tội và bị xử tử. Cái chết của hai người chẳng ai cần biết tới.
Tính tình Cao Tôn trở nên thất thường. Ông phẩn hận vì có miệng mà mắc quai, thường cáu kỉnh và buồn rầu. Khi ăn uống, ông không còn cảm thấy ngon miệng, trái lại Võ Hậu có hai hàm răng rất khoẻ và ăn rất dữ.
Cao Tôn thường thừ người ra trong bửa ăn, ngồi nhìn bà vợ ngốn hết món này đến món khác.
Thấy ông không ăn Võ Hậu hỏi:
– Bệ Hạ không ăn sao?
Ông đáp cộc lốc:
– Không.
Cao Tôn nhìn mọi sự vật xung quanh với vẻ chán ghét, lòng ông ẩn chứa những nỗi thù hận triền miên. Chỉ những lúc bắt buộc, ông mới mở miệng nói nhát gừng, đôi khi với giọng mỉa mai chua chát đến cùng cực:
– Hồi còn làm Chiêu Nghi, Hậu có viết một đoản văn nhan đề “Các Đức Tính Của Người Vợ Hiền”.
Một hôm Cao Tôn nói với bà:
– Tối hôm qua trẫm đọc lại đoản văn của ái hậu, trẫm rất thích đoạn: Việc quan trọng của người đàn bà là giữ thân mình trong nhà. Người đàn bà phải gọn gàng, sạch sẽ, ít nói và chăm chỉ may vá thêu thùa, phải coi trọng những ý thích của chồng và nhất là phải hiếu thuận với cha mẹ chồng và họ hàng nhà chồng để giữ được hoà khí trong gia đình…
Thật là một đoạn văn súc tích. Ái hậu có nghĩ vậy không?
Võ Hậu biết Vua châm chọc mình. Bà chỉ trả lời bằng cách yên lặng.
Có hai thứ mà Võ Hậu sợ nhất là cái chết của Vương hậu và mèo. Đã nhiều lần bà thấy những bóng ma của Vương hậu và Triệu phi hiện về và bà đâm ra sợ mèo kinh khủng vì người ta bảo mèo là hiện thân của ma quỷ.
Theo bà nhưng hồn ma luôn lởn vởn trong cung. Có lần bà trông thấy hai bóng ma xuất hiện ngoài hành lang và tiến về phía bà, tóc tai chúng bù xù, chúng quơ hai bàn tay đã cụt hết ngón, máu chảy ròng ròng, định chụp lấy người bà…
Trong giấc ngủ, bà thường mơ thấy một giòng sông nhuộm máu, nổi lềnh bềnh hàng trăm bàn tay đỏ lòm…
Khi chết, Vương hậu chỉ buồn rầu nói:
– Đó là lỗi nơi tôi. Tôi đã tưởng lầm thị là người bạn tốt.
Nhưng Triệu phi đã oán hận thề rằng:
– Khi chết, tôi sẽ biến thành một con mèo. Lúc con điếm đó ngủ tôi sẽ xông vào cắn cổ nó. Nhứt định phải cắn chết nó.
Những lời nói này đều đến tai Võ Hậu và cứ ám ảnh bà mãi. Bà phải ra lệnh đuổi hết mèo ra khỏi cung điện. Thà bà chịu đựng hàng đàn chuột lúc nhúc còn hơn phải trông thấy bóng một con mèo.
Một hôm Võ Hậu bảo Cao Tôn:
– Thiếp đang tìm một thầy thuốc để săn sóc Bệ Hạ. Một người còn trẻ như Bệ Hạ không thể…
Cao Tôn ngắt lời:
– Ta đâu có bệnh tật gì. À phải rồi, ta đang nghĩ tới Triệu phi và Vương hậu. Kể ra thì chẳng thú vị gì có phải vậy không? Ta nhớ đến tình bạn khắn khít giữa khanh và Vương hậu. Khanh đã dùng nàng làm phương tiện để tiến thân. Miệng khanh thơn thớt mà trong dạ tính kế độc hại nàng. Nếu nàng không đem khanh khỏi chốn tu hành thì ngày nay khanh ra sao? Một mình Triệu phi giá trị gấp mười đứa… ni cô như khanh…
– Hãy im miệng ngay ! Bệ Hạ không phải là một người đàn ông. Đàn ông gì mà chỉ đổ lỗi cho người khác.
Trong cung Võ Hậu thường thấy ma, chỉ những khi bà đi Lạc Dương bà mới thoát được ám ảnh đó. Những con ma không theo bà tới đấy. Do đó bà thường đi Lạc Dương và nghỉ ở đó thật lâu. Ví dụ như trong năm 657.
Bà đi tất cả ba lần vào tháng giêng, tháng bẫy và tháng chạp. Bà có ý định biến nơi này thành Đông đô.
Vào tháng mười năm 660, khoảng thời gian Vô Kỵ bị buộc phải tự sát. Cao Tôn bắt đầu ngã bệnh và từ đó không khi nào ông thoát khỏi những cơn nhức đầu, buốt xương và tê cóng chân tay. Nhân dịp này Võ Hậu bèn cho xây một cung điện mới gọi là Bồng Lai điện, ở phía Bắc ngôi điện cũ có ma, lấy cớ là ngôi điện trước quá ẩm thấp, cũ kỹ, và nhiều chuột, có hại cho sức khoẻ của Vua.
Nhưng thực ra bà hy vọng đổi chỗ ở sẽ thoát khỏi những hồn ma ám ảnh kia. Bà bảo với mọi người rằng việc xây cung điện tuy hơi tốn kém nhưng sẽ làm cho Vua phục hồi sức khoẻ và vui vẻ như xưa.
Toà Bồng Lai điện về sau đổi tên là Đại Minh Điện, rất rộng lớn. Gồm vô số phòng ốc có vườn thượng uyển, có cung riêng phía Đông cho Thái tử, có thư viện, có nơi làm việc cho Môn Hạ tỉnh -và Trung Thư Tỉnh..v.v.
Một trăm ngàn nhân công được huy động trong mười lăm quận lân cận. Văn võ bá quan đều phải đóng góp một tháng lương để giúp vào việc chi phí. Mọi thứ đều mới và vĩ đại hơn ngôi điện cũ.
Nhưng không may, những hồn ma lại xuất hiện trong toà cung điện mới. Điều này làm cho Võ Hậu và Cao Tôn hục hặc nhau hơn. Bà làm Vua điên đầu vì những ý tưởng kỳ lạ.
Tháng tư năm 662, bà cho đổi tên các cơ cấu chính quyền từ cao xuống thấp, bà không cho biết lý do rõ ràng – mãi tám năm sau mới được đổi lại tên cũ. Bà thích cái gì cũng phải mới lạ, nặng vẻ mê tín dị đoan. Bà tưởng tượng ra nhiều điềm lạ và cho đổi quốc hiệu mấy lần.
Hồi này có bà Hồ Lan, nữ Công tước đất Hàn, thưởng đến Hoàng cung chơi. Vì là chị ruột của Võ Hậu, bà được phép tự do ra vào cung cấm và ăn cùng bàn với Vua và Hoàng hậu.
Mọi người thường thấy bà bên cạnh Cao Tôn.
Bị Võ Hậu chế nhạo mình không phải là đàn ông, Cao Tôn tức mình, thường cặp kè với bà Công tước và người con gái chưa tới hai mươi của bà. Vua tìm thấy ở bà này một sức lôi cuốn mà Võ Hậu không có.
Tôi phải nhắc đến chuyện nãy vì tôi thường ngờ rằng cha tôi – Hoàng tử Hiền – không phải là con ruột của Võ Hậu mà là con của bà Công tước, nên về sau Hoàng tử Hiền mới bị truất ngôi Thái tử. Chính Võ Hậu đã cho cung nữ phao tin Vua tằng tịu với bà Công tước trong khoảng thời gian cha tôi bị truất và đày đi xa.
Sự thân mật giữa Cao Tôn và bà Công tước làm cho Võ Hậu ngứa mắt. Vua có vẻ yêu đời trở lại sau mấy năm sống gần Võ Hậu.
Người khác có thể chấp nhận được chuyện hai chị em thờ chung một chồng, nhưng Võ Hậu thì không.
Bà quyết ra tay.
Một ngày kia, bà Công tước bị chết co quắp sau bữa cơm tối. Hiển nhiên bà đã bị đầu độc.
Người ta đã quá quen thuộc với cảnh đàn ông trái ý Hoàng hậu bị đỗi đi xa rồi chết ngoài ngàn dặm, vụ đàn bà được lòng Vua bị trúng độc lăn ra chết ngay trong cung.
Võ Hậu tỏ ra rất thương xót bà chị, tổ chức mai táng rất linh đình.
Một lần nữa mặt Cao Tôn lại dài ra vì chán nản và thất vọng. Ông đâu phải là một thằng ngu. Ngồi kiểm điểm lại những hành động của vợ, ông cảm thấy rùng mình vì sợ hãi và khinh bỉ.
Vương hậu, Triệu phi, và bà Công tước, rồi tới ai nữa?
Bỗng dưng ông cảm thấy mình có lỗi…
Cao Tôn càng ngày càng cô độc, không có ai để chia xẻ sự phiền muộn, ông cảm thấy bốn bức tường càng ngày càng vây chặt lấy ông. Đã mất quyền cai trị bên ngoài, ông còn mất cả tự do trong nhà. Mỗi bước đi của ông đều bị theo dõi, quản thúc. Ông không thể đến gần một bóng hồng nào hết vì bóng hồng và thuốc độc đã gắn liền với nhau.
Bề ngoài Cao Tôn vẫn cố giữ vẻ bình thường với Võ Hậu, nhưng Võ Hậu linh cảm thấy ông rất thù hận bà. Bà muốn làm lành, thường an ủi dỗ dành ông như một đứa trẻ.
Thỉnh thoảng bà còn nhấn mạnh rằng vẫn thương yêu ông như hồi trước. Bà đóng kịch quá hay mà Cao Tôn lại nhậy cảm, thế là ông lại ngã vào vòng tay bà, quên hết bao nỗi căm tức, nghi ngờ về vụ đầu độc bà Công tước.
Cao Tôn cũng không có lý do giận bà về vụ thanh toán Vô Kỵ và mấy người kia vì vụ này chỉ có tính cách chính trị không liên quan đến vấn đề tình cảm giữa hai người, nhưng dù sao Cao Tôn vẫn không tìm thấy sự thoải mái hoàn toàn. Ông thường nơm nớp lo sợ mình có điều gì thất thố và bị Võ Hậu chụp lấy để khai thác.
Dần dần, trong đầu Cao Tôn nảy ra ý nghĩ phải trừ khử Võ Hậu. Ông ao ước được sống tự do. Ông tưởng tượng ra cảnh ông làm vua có các thiếu nữ tuyệt đẹp tíu tít xung quanh và ông mơ thấy mình được toàn quyền trị vì thiên hạ, mọi người răm rắp tuân lệnh. Những điều đó làm sao ông có thể thực hiện được khi triều đình đầy nhóc những gian thần như Hứa Kỉnh Tôn.
Ông ước gì Vô Kỵ, Toại Lương, Hàn, Lai còn sống. Chỉ có Lý Tích là chưa chết và đang thắng trận tại Cao Ly, nhưng y đâu giúp ông được gì, y còn về hùa với Võ Hậu là khác. Ông phải làm thế nào bây giờ?
Năm 663, sau khi toà cung điện mới hoàn tất, Cao Tôn tìm thấy một cơ hội tốt. Võ Hậu cho xây toà cung điện mới này là để tránh những hồn ma tại toà lâu đài cũ, nhưng chúng vẫn theo đuổi bà. Điều nãy dễ hiểu vì hai toà cung điện chỉ cách nhau bằng một khu vườn rộng. Người thường cũng chỉ cần đi bộ khoảng mười lăm phút là hết khoảng vườn này, chứ đừng nói là ma.
Võ Hậu bèn cho mời một tay pháp sư tới phù phép và đốt vàng mả. Thời gian phù phép kéo dài trong nhiều đêm khiến người ta phải nghi ngờ. Ai có thể biết được Võ Hậu và tên Pháp sư đã làm những trò gì trong mấy đêm đó?
Một hoạn quan cho Cao Tôn hay chuyện này. Ông rất hồ nghi, ông quyết định sẽ đi xem sự thể ra sao.
Tối hôm đó Cao Tôn đi thẳng tới địa điểm. Sau khi đi hết dãy hành lang dẫn tới ngôi bảo tháp, nơi cầu đảo của tên Pháp sư, ông thoáng thấy một thị nữ đứng canh ở góc vườn. Vừa trông thấy ông, thì biến mất. Sau đó, ông thấy bóng thị in trên khung cửa sỗ sáng lờ mờ của ngôi tháp.
Ông vội chạy tới góc vườn, từ đó ông có thể trông thấy rõ ánh sáng từ tầng thứ hai rọi xuống. Ông phải làm gì bây giờ? Xông vào bắt quả tang chăng? Chắc chúng đã được báo động vì ánh đèn tự nhiên tắt phụt.
Biết đã chậm. Ông lửng thửng quay về phòng.
Ngày hôm sau, Võ Hậu kiếm cách giải thích:
– Tối đêm qua Bệ Hạ làm gì mà lảng vảng ở khu bảo tháp vậy?
Cao Tôn trả lời:
– À không… Trẫm đi dạo cho khoẻ đấy mà.
– Sao Bệ Hạ lại đi dạo ở nơi tối tăm đó. Sao Bệ Hạ không đến tháp xem pháp sư phù phép?
– Trẫm lên đó làm gì? Trẫm đâu có thích pháp sư.
No comments:
Post a Comment